Công đoàn trường CĐ VHNT Nghệ An kết hợp với Chi đoàn Cán bộ Giáo viên tổ chức phát quà cho các em nhỏ nhân dịp lễ Nô en

Nhân dịp lễ Nô en, Công đoàn trường CĐ VHNT Nghệ An kết hợp với Chi đoàn Cán bộ Giáo viên tổ chức phát quà cho các em nhỏ là con em của cán bộ, giảng viên, viên chức của nhà trường. Các giáo viên trẻ đóng vai Ông già Nooen, đến tận nhà và trao các món quà cho các em nhỏ. Hoạt động này có ý nghĩa thắt chặt thêm tinh thần đoàn kết của cán bộ, giảng viên và tạo niềm vui cho các em nhỏ và cũng là niềm vui của bố mẹ, công bà, tạo động lực cho tất cả các thành viên của gia đình lớn Trường CĐ VHNT Nghệ An ngày một phát triển hơn. 

Cụ thể, chi đoàn cán bộ giáo viên đã chia làm nhiều tốp, đóng vai Ông già nô en để đến nhà cán bộ, giảng viên để tặng quà cho các em nhỏ. Đây là một việc làm không lớn nhưng có ý nghĩa về mặt tinh thần để động viên các gia đình nhỏ luôn cố gắng để lao động, làm việc và kiến tạo hạnh phúc cho bản thân và mọi người. 

Thông tin cụ thể về câu chuyện tại sao mọi người tặng quà giáng sinh:

Lễ Giáng Sinh, còn được gọi là lễ Thiên Chúa giáng sinh, Noel hay Christmas là một ngày lễ kỷ niệm Chúa Giêsu sinh ra đời, theo phần lớn các tín hữu Kitô giáo. Họ tin là Chúa Giêsu được sinh tại Bethlehem (Bêlem) thuộc xứ Judea (Giuđêa) nước Do Thái (ngày nay là 1 thành phố của Palestine), lúc bấy giờ thuộc Đế quốc La Mã, khoảng giữa năm 7 TCN và năm 2.

 

Ngày lễ được cử hành chính thức vào ngày 25 tháng 12 nhưng thường được mừng từ tối ngày 24/12 bởi theo lịch Do Thái, thời điểm tính bắt đầu một ngày là lúc hoàng hôn chứ không phải nửa đêm. Lễ chính thức ngày 25 tháng 12 được gọi là "lễ chính ngày", còn lễ đêm 24 tháng 12 gọi là "lễ vọng" và thường thu hút nhiều người tham dự hơn. Nhiều giáo hội Chính Thống giáo Đông phương như ở Nga, Gruzia vẫn sử dụng lịch Julius để định ngày này, cho nên lễ Giáng sinh của họ ứng với ngày 7 tháng 1 theo lịch Gregory.

 

Qua thời gian, việc tặng quà Giáng sinh đã trở thành một trong những truyền thống của ngày lễ này. Món quà Giáng sinh thậm chí đã trở thành biểu tượng của một trong những ngày lễ lớn nhất trong năm trên khắp thế giới.Nơi mà cúa Jesus ra đời ngày này là một nhà thờ chính thống giáo Hy Lạp. Hang đá nơi Chúa giáng sinh được đánh dấu bằng một ngôi sao bạc nhiều cánh. Trên ngôi sao có khắc dòng chữ bằng tiếng Latin: “Hic de virgine Maria Jesus Christus natus est”, có nghĩa là “Tại đây, trinh nữ Maria đã hạ sinh đức Jesus Kito.”

 

Lần về lịch sử của món quà Giáng Sinh, chắc chúng ta sẽ phải chu du đến hang đá tại Bethlehem, nơi chúa Jesus ra đời. Khi Chúa Jesus cất tiếng khóc chào đời tại Bethlehem trong một cái máng cỏ, ba vị Vua từ phía Đông (nay thuộc lãnh thổ Iran và Syria) đã đến để bày tỏ sự thành kính của mình. Họ mang đến ba món quà quý giá, đó là vàng, trầm hương và mộc dược.

 

Việc tặng quà Giáng sinh, với người Công giáo còn có ý nghĩa tôn giáo sâu sắc. Chúa Jesus đã chịu đóng đinh lên cây thập tự giá và hy sinh cho nhân loại. Do đó, việc tặng quà ngày nay được coi như hành động mô phỏng việc bạn làm một cử chỉ hy sinh nho nhỏ cho người khác, mà không hề kỳ vọng được đáp trả. Với người theo tôn giáo này, tặng quà Giáng sinh cũng là một cách để bày tỏ tình cảm yêu mến giữa những người thân với nhau.

Ngày nay, việc tặng quà Giáng Sinh được thêm thắt nhiều chi tiết thú vị như ông già Noel và cỗ xe tuần lộc. Thay vì những người thân trong gia đình trực tiếp tặng quà cho nhau, ông già Noel cũng đã trở thành biểu tượng cầu nối, mang quà đến cho mọi người trong những đôi vớ đặt bên lò sưởi.

Ngoài ra, nguồn gốc của việc để vớ cạnh lò sưởi vào đêm Giáng Sinh cũng có nhiều truyền thuyết. Nhiều người tin vào câu chuyện về việc thánh Nicholas đã giúp đỡ nhà quý tộc nghèo qua những đôi vớ là nguồn gốc của biểu tượng này. Theo truyền thuyết, nhà quý tộc phung phí tất cả của cải tài sản của mình sau khi vợ mất. Ông trở nên nghèo túng và phải sống khốn khổ. Vào thời đó, để gả con gái, cha mẹ phải cung cấp của hồi môn cho người chồng tương lai. Nhà quý tộc này thậm chí còn không đủ tiền để gả con gái mình. Thánh Nicholas quyết định bí mật giúp đỡ bằng cách thả ba túi tiền vàng xuống ống khói nhà họ. Túi này lọt vào những đôi vớ mà cô gái đã treo lên để phơi bên cạnh lò sưởi. Sáng hôm sau, cô gái rất đỗi vui mừng khi nhìn thấy số tiền để họ kết hôn và sống hạnh phúc mãi về sau.

Một nguồn gốc khác có thể cho việc treo vớ trong ngày Giáng Sinh đến từ Đức vào thế kỷ 16. Trẻ em Đức treo vớ của mình cạnh lò sưởi cho khô sau khi giặt chúng. Vào đêm Giáng Sinh, thánh Nicholas sẽ để vào vớ năm món quà kích thích năm giác quan.

Một chiếc vớ thường được bỏ vào: Cái gì đó để ăn như trái cây hoặc kẹo. Một hoặc nhiều món đồ chơi để tạo ra tiếng động. Một vật ưa nhìn như đồ trang sức, vòng tay, hoặc một cuốn sách đầy màu sắc. Một vật có hương thơm như nước hoa. Vật gì đó mềm mại như đất sét để nặn.

Cũng như tất cả các truyền thuyết khác, câu chuyện về đôi vớ Giáng Sinh có nhiều phiên bản và dị bản khác nhau. Nhưng, ngoại trừ bạn là một trong những đứa trẻ hư chỉ nhận được một cục than (theo một truyền thuyết của Ý ), nguồn gốc chính xác của việc treo vớ dĩ nhiên không thể quan trọng bằng niềm vui tìm thấy món quà đáng yêu bên trong những đôi vớ đầy ắp vào sáng Giáng Sinh. Vì vậy, hãy tặng người bạn yêu thương món quà gì đó vào Noel này nhé!

Liên kết hữu ích

TUYỂN SINH TRỰC TUYẾN

THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ

THÔNG BÁO HỌC SINH, SINH VIÊN

VĂN BẢN

Điểm thi

Thiết kế website tại Vinh

công ty quảng cáo tại nghệ an