GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG CA HÁT CỦA SINH VIÊN NGÀNH SƯ PHẠM NHẠC HỌA MẦM NON, TRƯỜNG CĐ VĂN HÓA NGHỆ THUẬT NGHỆ AN

            1. Đặt vấn đề

            Nhu cầu ca hát của con người là nhu cầu tinh tế và cao quý. Ý thức về cái đẹp, cái hay là ý thức có tính nhân văn cao. Ở các trường Nghệ thuật, các môn học khác đều hướng đến việc xây dựng và hình thành nhân cách học sinh, sinh viên từ trí tuệ đến tình cảm. Trong khi đó, môn Âm nhạc nhằm mục đích xây dựng nhân cách đến trí tuệ. Bởi vì, học Âm nhạc giúp người học phát triển khả năng thẩm mỹ, tư duy một cách trọn vẹn nhất. Hơn thế nữa, môn Âm nhạc còn trang bị cho người học những kiến thức cơ bản, khơi dậy ở các em những khả năng sáng tạo, xây dựng thị hiếu nghệ thuật và nhu cầu âm nhạc lành mạnh.

            Ngành Sư phạm Nhạc - Họa Mầm non Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Nghệ An đào tạo đội ngũ giáo viên Mầm non, trong đó nhấn mạnh mũi nhọn nội dung phương pháp và kỹ năng giảng dạy âm nhạc và hội họa cho trẻ mầm non. Đối với ngành này, chương trình đào tạo có nhiều phân môn. Trong đó, môn Âm nhạc có số đơn vị học trình khá cao, trang bị cho sinh viên căn bản về nhạc lý, nhạc cụ, đọc nhạc, hát và phương pháp giảng dạy âm nhạc cho trẻ mầm non. Riêng học phần dạy Hát là nội dung có tính quan trọng nhất vì đáp ứng được những kiến thức, khái niệm một cách cụ thể, tích lũy những ấn tượng, cảm xúc chân thực về tác phẩm âm nhạc, đẩy mạnh khả năng hoạt động âm nhạc… cho người học. Sinh viên học ngành Sư phạm Nhạc họa mầm non cũng như sinh viên các ngành khác của nhà trường không phải ai cũng hát được và hát hay nhưng khi ra trường các em phải dạy hát. Rất nhiều em không tự tin bước lên sân khấu của nhà trường để thể hiện các ca khúc nhân các Ngày lễ. Bởi các em chưa tự tin với giọng hát của mình và các em cũng dành thời gian rất ít để tập luyện các bài hát.

            Về mặt giáo dục, âm nhạc có khả năng thoả mãn những nhu cầu tinh thần của con người về các mặt: trí tuệ, óc tưởng tượng, tình cảm, trực cảm, tính tích cực, tính tập thể và sự hào hứng. Bài hát phản ánh một cách hình tượng những khái niệm sâu sắc về cuộc sống, thiên nhiên, con người và tất cả các mối quan hệ, tư tưởng, tình cảm. Hoạt động ca hát ảnh hưởng trực tiếp đến con người bằng tác động của âm nhạc và lời ca. Giọng hát không chỉ là phương tiện thể hiện cảm xúc suy nghĩ của người hát mà còn khơi dậy ở người nghe những cảm xúc tương ứng, những hiểu biết nhất định đem lại sảng khoái thẩm mĩ; sức diễn cảm của giọng hát cùng những cử chỉ, thái độ, nét mặt phù hợp rất thu hút học sinh. Nó khơi dậy ở  con người những cảm xúc hướng tới Chân - Thiện - Mỹ. Trong nhà trường hiện nay, ca hát là một hoạt động quan trọng, bản chất của nó là thông qua luyện tập giúp sinh viên có tinh thần sảng khoái và tạo cho các em có những ước mơ tươi đẹp.

Thực tế đào tạo và phát triển khả năng âm nhạc đặc biệt là Hát, cho đối tượng sinh viên ngành Nhạc Họa Mầm non còn gặp nhiều trở ngại cho giảng viên, cũng như các hoạt động phong trào của Khoa, Trường. Nhiều sinh viên không có giọng hát hay. Vì thế, để khắc phục điều này chúng tôi đưa ra một số phương pháp sau để giúp các em có thể khắc phục được điểm yếu của mình. Sinh viên của chúng ta nếu không có giọng hát thật hay thì chúng ta phải hát thật chuẩn xác và phải có quá trình luyện giọng để giọng của bản thân tốt hơn.

            2. Rèn luyện kĩ năng hát chuẩn xác

                  Xướng âm: là cách đọc nhạc một cách chính xác về cao độ và tiết tấu. Cho         nên việc đầu tiên để thể hiện một ca khúc, sinh viên phải biết    đọc được bài            nhạc, để hiểu về cao độ và tiết tấu của bài, từ đó sẽ cảm    nhận được giai điệu để      thể hiện và thuận lợi khi ghép ca từ, cũng như            lựa chọn cách phát âm nhả chữ chuẩn xác hơn. Vì vậy, buộc sinh viên   phải xướng âm được các bài hát theo nhóm hoặc            cá nhân luyện tập   bằng nhiều hình thức.

                  -  Hãy hát tất cả các bài hát yêu thích bằng nốt nhạc.

            Khi sinh viên dựa vào cao độ của bài đã biết hát, để được thay bằng tên nốt, điều này giúp cho sinh viên nắm được độ cao của nốt nhạc cùng với độ dài và nhịp. Sau một thời gian, sinh viên có thể xướng âm được những bài mới, và ráp ca từ chuẩn xác.

                  -  Sử dụng phần mềm chép nhạc.

            Sinh viên Nhạc - Họa mầm non thường hạn chế về khả năng nhạc cụ, vì thế để vỡ một bài hát mới sẽ gặp khó khăn nếu như chưa có khả năng xướng âm chuẩn xác. Vì thế, khi dùng phần mềm Encore, sau khi chép bài nhạc sinh viên sẽ dùng Midi để nghe giai điệu của bài. Điều này, giúp sinh viên hình thành khả năng xướng âm tốt hơn.             

            - Phân tích tiết tấu: Tiết tấu là sự nối tiếp những phách bằng             Những âm hình tiết tấu khác nhau sẽ thể hiện được tính chất của bài           hát. Tiết tấu nói lên hình thức biểu diễn của ca khúc theo thể loại nhạc    nào. Hành khúc, trữ tình hay phong cách hiện đại. Tiết tấu giúp sinh         viên hiểu và thể hiện đúng yêu cầu và ý tưởng của tác giả.

                  - Gõ theo ca từ: Giống như tập xướng âm, sinh viên dùng những bài hát quen   thuộc để luyện tập. Vừa hát, sinh viên vừa gõ tay theo lời bài hát, và nhìn vào âm        hình nốt trên bảng nhạc. Sau khi đã hình thành được thói quen và cảm nhận tiết tấu   tốt. Sinh viên có thể nhìn vào bảng nhạc và gõ tiết tấu mà không có sự trợ giúp          của     giai điệu có sẵn. Sinh viên tự luyện tập những tiết tấu khó nhiều lần cho thuần thục.

            Sau khi đã nắm được giai điệu cũng như tiết tấu, thì một vấn đề giúp sinh viên thể hiện bài hát tốt hơn đó là dựa vào các qui định sắc thái cho từng câu từng đoạn nhạc khác nhau. Đòi hỏi sinh viên phải tìm hiểu và giáo viên thường xuyên cung cấp giải thích và yêu cầu sinh viên học thuộc các kí hiệu bằng tiếng latinh và tiếng việt.

 Chẳng hạn: Các chữ dùng để ghi cường độ thường dùng là :

          Pianissimo       (pp)   :    Rất nhẹ

          Piano               (p)     :    Nhẹ

          Mezzo-Forte   (mf)   :    Mạnh vừa

          Forte               (f)      :    Mạnh

          Fortissimo       (ff)     :    Rất mạnh

      Các chữ hoặc ký hiệu dùng để báo hiệu thay đổi cường :

          Crescendo       (Cresc.)       :    Mạnh dần lên

         Decrescendo   (decresc.)   :    Nhẹ dần lại

          Diminuendo    (dim.)          :    Bớt lại

          Morendo         (mor.)         :    Lịm dần (thường dùng cuối đoạn, cuối bài)

          Smorzando      (Smor.)       :    Tắt dần

          Subito forte     (Sf.)            :    Mạnh đột ngột

            Khi tác giả ghi các ký hiệu về cường độ, thì đó cũng chỉ mới là hướng dẫn sơ khởi cho từng chỗ, từng đầu câu, và không thể ghi chi tiết cường độ của tất cả mọi dấu nhạc trong câu trong bài được. Do vậy, sinh viên phải dựa trên tiết tấu của từng câu, từng đoạn và dựa trên ý nghĩa lời ca để phân phối cường độ cho xứng hợp, vì cường độ là yếu tố chủ chốt làm cho bài nhạc có hồn, có sinh khí. Người ca hát có hồn, có tâm tình là người biết dùng cường độ đúng lúc, đúng nơi.

            Chẳng hạn, Quốc ca là một bài hát khá quen thuộc. Tuy nhiên, theo lối hát truyền khẩu lâu nay, thì tính chất của bài hát không được thể hiện một cách trọn vẹn. Vì thế, nếu biết xướng âm thì điều đầu tiên sinh viên sẽ nhận ra được những cao độ chưa chuẩn xác so với bản nhạc, phân tích được tiết tấu trong bài để thể hiện rõ phong cách hành khúc, cũng như diễn tả được tính chất của bài hát rõ ràng hơn.

            Từ ví dụ trên, cho thấy việc luyện tập xướng âm, tiết tấu là yếu tố quan trọng trong ca hát. Ngoài ra, hiểu và vận dụng các kí hiệu về sắc thái cũng tạo hiệu ứng rất cao trong việc thể hiện một tác phẩm âm nhạc.

            3. Kỹ năng phát triển chất lượng giọng

            Chất giọng là yếu tố hàng đầu trong thanh nhạc, vì vậy đối với người hát việc tập luyện để phát triển chất lượng âm thanh rất quan trọng. Đòi hỏi người hát thường xuyên luyện thanh, cũng như duy trì và phát triển hơi thở. Vừa luyện thanh, người tập di chuyển theo nhịp bằng những bước chân sải dài, hai tay thả lỏng hoặc đánh nhẹ sang hai bên. Giúp cơ thể thả lỏng toàn bộ, tạo cảm giác thoải mái cho người tập. Người luyện cũng có thể đứng thoải mái, hai chân rộng bằng vai. Luyện thanh theo mẫu cơ bản, đồng thời hai tay đưa cao hơn đầu và hạ xuống ngang thắt lưng, tạo thành một vòng tròn với 4 ô nhịp. Bài tập này, giúp cơ hoành và lườn cùng hoạt động, phổi mở rộng, hơi được giữ lâu, âm thanh đẩy ra ngoài nhẹ nhàng hơn. Sử dụng

hơi thở trong ca hát là một kĩ năng cơ bản, quyết định nhiều đến chất lượng thể hiện tác phẩm, tạo ra giọng hát đẹp, truyền cảm. Hơi thở trong ca hát gắn bó chặt chẽ với sự phát âm. Người hát chủ động và luyện tập thành kĩ thuật, sử dụng để điều tiết hơi, nhằm mục đích thể hiện tác phẩm tốt nhất.                     

            4. Kết luận:

 

            Từ thực tế giảng dạy và tìm hiểu khả năng ca hát của sinh viên ngành Nhạc họa Mầm non cùng với sự tham khảo ý kiến của giảng viên khoa Âm nhạc, tác giả đã mạnh dạn đề cập đến những biện pháp nhằm nâng cao khả năng xướng âm, phân tích tiết tấu, sắc thái bài hát, kết hợp với các bài luyện thanh, luyện tập hơi thở, góp phần vào việc giảng dạy, đào tạo cho sinh viên, giúp sinh viên phát huy khả năng, phát triển giọng hát của mình để giúp các em tự tin trong thể hiện các bài hát cũng như trong nghề nghiệp tương lai của mình.

Liên kết hữu ích

TUYỂN SINH TRỰC TUYẾN

THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ

THÔNG BÁO HỌC SINH, SINH VIÊN

VĂN BẢN

Điểm thi

Thiết kế website tại Vinh

công ty quảng cáo tại nghệ an