Ý NGHĨA CỦA MÔ HÌNH SINH VIÊN TÌNH NGUYỆN TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN - TƯ LIỆU - THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG

Sinh viên là một bộ phận người dùng tin đông đảo và quan trọng nhất của Trung tâm Thông tin - Tư liệu - Thư viện ( TTTTTLTV) trường Đại học Hùng Vương. Mô hình sinh viên tình nguyện trong các hoạt động của Trung tâm nhằm phát huy sức trẻ, sự nhiệt huyết, tinh thần xung kích của sinh viên, đông thời cũng thể hiện sự sáng tạo của đội ngũ người làm Thư viện tại Trung tâm. Thực tế trong những năm qua đã chứng minh những hiệu quả và nhiều ý nghĩa thiết thực mà mô hình này đem lại. Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả muốn chia sẻ ột vài ý nghĩa mà mô hình này đã đem lại trong hoạt động thư viện của Nhà trường.

Phong trào sinh viên tình nguyện là hoạt động có ý nghĩa thiết thực. Qua đó sinh viên được rèn luyện, được cống hiến và trưởng thành, giúp sinh viên sống có hoài bão, có lý tưởng và không ngừng nâng cao ý thức giác ngộ cách mạng. Đội ngũ người làm thư viện tại TTTTTLTV trường Đại học Hùng Vương đã biết phát huy sức mạnh của sinh viên trong các hoạt động của mình. Sự lớn mạnh và trường thành của Trung tâm đã ghi nhận sự đóng góp đáng kể của phong trào sinh viên tình nguyện trong các hoạt động của Trung tâm.

Trung tâm đã trai qua nhiều giai đoạn, nhiều nấc thang trong quá trinh phát triển của mình. Khi Nhà trường trở thành trường đại học đa ngành trên cơ sở trường cao đẳng sư phạm của tỉnh, một yêu cầu mới đặt ra với Trung tâm là sự phát triển nhanh, đáp ứng yêu cầu phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học của Nhà trường. Yêu cầu mở rộng hệ thống phòng đọc, kho sách, bổ sung và hoàn thiện nguồn lực thông tin, xử lý nghiệp vụ và tổ chức phục vụ... Trong lúc đó, Trung tâm còn nhiều khó khăn, độ ngũ viên chức mới, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, hai cơ sở cách xa nhau...

Để khắc phục những khó khăn trên, đội ngũ viên chức tại Trung tâm đã huy động mô hình sinh viên tình nguyện của Nhà trường trong mọi hoạt động của mình. Cụ thể trong các phong trào:

- Di chuyên tài liệu: sách, giáo trình, báo - tạp chí..., các vật dụng trong thư viện: giá sách, bàn ghế, máy tính,...

- Sắp xếp tài liệu

- Hỗ trợ làm nghiệp vụ: dán mã màu - mã vạch, dán nhãn, đóng dấu,...

- Quảng bá nguồn lực thông tin: Bản thân sinh viên trong quá trình tham gia các hoạt động taiij Thư viện sẽ được trực tiếp tiếp cận các thông tin, các dịch vụ cung cấp tin, đồng thời là người quảng bá thông tin cho bạn bè.

- Trong phong trào hiến tặng sách cho Thư viện: Tặng sách giáo khoa, truyện và Giáo trình phô tô...

Qua nhiều thành tựu có được của Trung tâm, mô hình sinh viên tình nguyện đã đem lại một số ý nghĩa sau:

Thể hiện sự sáng tạo của đội ngũ người làm thư viện tại TTTTTLTV trường đại học Hùng Vương, thể hiện tinh thần trách nhiệm, sự nhạy bén trong công việc để đáp ứng kịp thời yêu cầu phục vụ. Thông qua mô hình này giúp Trung tâm đẩy nhanh tiến độ công việc, rút ngắn thời gian làm nghiệp vụ - một vấn đề rất khó trong hoạt động thư viện tại các trường đại học.

Mô hình sinh viên tình nguyện đem lại cho bản thân những thế hệ thanh niên tham gia tình nguyện niềm vui. sức sống, giúp họ rèn luyện sức khỏe. Đây là một phong trào góp phần gìn giữ những nét đẹp văn hóa của tuổi trẻ: " mình vì mọi người, mọi người vì mình", " đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên".

Qua phong trào này giúp thư viện nói riêng, Nhà trường nói chung phát hiện và tuyển chọn được 1 số nhân lực bổ sung cho trung tâm. Trong nhiều đợt tham gia tình nguyện có sinh viên chuyên ngành Thư viện vừa tham gia thực tập, vừa tham gia tình nguyện thường xuyên tại Thư viện. Họ không chỉ giúp đỡ nhiều công việc cho thư viện mà đây là cơ hội thực hành nghề nghiệp cho họ. Như vậy, thư viện là nơi phục vụ đào tạo và là nơi trực tiếp đào tạo đội ngũ người làm thư viện. Đây là một mô hình gắn lý luận với thực tiễn, học đi đôi với hành, giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên.

Mô hình này thể hiện sự gắn kết và phôi hợp giữa Trung tâm với các phòng ban, các khoa, các tổ chức trong việc thực hiện mục tiêu chung của Nhà trường (đó là sự kết hợp giữa Thư viện với phòng công tác chính trị và học sinh, sinh viên, với Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên, Ban quản lý Ký túc xá..)

Mô hình này cũng gìn giữ và phát huy văn hóa đọc trong sinh viên, một vấn đề được giới chuyên môn và dư luận rất quan tâm. Khi sinh viên trường thường xuyên đến tình nguyện tại thư viện thì sẽ có cơ hội để tiếp cận trực tiếp với nguồn thông tin một cách tự giác và tự phát. Trong quá trinh làm việc đã giúp các em tìm thấy cuốn sách hay. Có nhiều em ngỡ ngàng khi thấy trong Thư viện có nhiều sách vậy mà chưa bao giờ đến đọc. Sau đó, họ sẽ thường xuyên đến Thư viện hơn.

Người làm thư viện đã nhận thức rõ công tác phục vụ bạn đọc là một hoạt động quan trọng, đã tìm nhiều hình thức để thúc đẩy, phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu đọc, hứng thú đọc của bạn đọc. Người làm thư viện phải luôn tìm cách làm mới nhiều hình thức tuyên truyền, hướng dẫn và cung cấp tài liệu đến với bạn đọc và tìm mọi cách hoàn thành tốt nhất công việc của mình. 

Như vậy, mô hình sinh viên tình nguyện trong hoạt động của TTTTTLTV trường Đại học Hùng Vương đã đem lại nhiều ý nghĩa thiết thực với công tác thự viện, với việc giáo dục ý thức sống, ý thức cộng đồng của sinh viên. Đây là một mô hình được áp dụng ở nhiều thư viện trường đại học, bởi nó là một trong những cách thức cần thiết để xây dựng mô hình thư viện thân thiện với bạn đọc.

Hà Thanh Huệ

Nguồn Tạp chí Thư viện Số 1 (57) tháng 1 - 2016

Sưu tầm: Đặng Thìn

 

Bài viết mới