NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂ M VỀ DẠY HỌC LẤY NGƯỜI HỌC LÀM TRUNG TÂ M

Phần 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

 1.1. Một số khái niệm

- Giáo dục: Là tổng các tác động mọi thứ xung quanh lên cá thể người để hình thành nên con người hay giáo dục là tiến trình xã hội hóa đứa trẻ thành con người.

Giáo dục có giáo dục tự nhiên và giáo dục nhân tạo. Trong đó giáo dục nhân tạo (nhà trường) gồm: Đức dục, trí dục và mỹ thể dục. Trí dục là con đường chính thống, chủ đạo của giáo dục thòng qua quá trình dạy học ở nhà trường có mục tiêu, có kế hoạch, có phương pháp ... để hình thành nhân cách cho cá thể. Hay nói cách khác dạy học là cụ thể hóa của giáo dục:

- Dạy học: Theo I.D Dvene thì “Dạy học là cách thức hoạt động tương hỗ giữa thầy và trò nhằm đạt được mục đích dạy học. Hoạt động được thể hiện trong việc sử dụng các nhận thức, các thủ thuật lôgic, các dạng hoạt động độc lập của học sinh và cách thức điều khiển quá trình nhận thức của giáo viên”. Hay dạy học là quá trình tương tác biện chứng giữa giáo viên và học sinh nhằm hoàn thành nhiệm vụ dạv học: Giáo dưỡng – dạy nghề, phát triển – dạy chữ, giáo dục – dạy người.

1.2. Quan điểm dạy học lấy người học làm trung tâm

 1.2.1. Khái niệm “Giáo dục lấy học sinh làm trung tâm”

  • Định nghĩa:

Lý thuyết về việc lầy người học làm trung tâm gần đây trở nên hết sức phổ biến trên thế giới. Nó được bao hàm và có mối liên hệ chặt chẽ với những quan điểm gỉáo dục như self-directed learning, sclf-regulated learning,….

Gidds (1992) cho rằng: “lấy người học làm trung tâm” cho phép người học có qưyền tự chủ, tự do lựa chọn kiến thức lĩnh hội, chọn phương pháp học và tiến độ học thích hợp với bản thân mình”. Do vây. quan điểm dạy học – giáo dục lấy học sinh làm trung tâm yêu cầu mỗi người học cần biết học cái gì, học như thế nào và học khi nào.

1.2.2. Bản chất:

 Để làm sáng tỏ hơn bản chất cùa quan điểm dạy học lấy học sinh làm trung tâm, ta có thể so sanh quan điểm này với quan điềm dạy học lấy giáo viên làm trung tâm.

a. Về mục tiêu dạy học:

Điểm khác nhau cơ bản nhất của hai quan điểm này là:

Trong dạv học lấy giáo viên làm trung tâm, mục tiêu đặt ra là giáo viên phải truyền đạt cho hết những nội dung kiến thức trong chương và SGK mà đề cương môn học đã quy định, chú trọng khả năng và lợi ích của người dạy. Còn học sinh thì phải ghi nhớ được và tái hiện lại được những tri thức đã được truyền thụ.

Trong dạy học lấy học sinh làm trung tâm, mục tiêu dạy học đặt ra là chuẩn bị cho học sinh sớm cỏ khả tự thích ứng với đời sống xã hội, hòa nhập và phát triển cộng đồng, tôn trọng nhu cầu, lợt ích, tiềm năng của người học...

b. Về nội dung dạy học:

Sự khác nhau về mục tiêu quy định sự khác nhau về nội dung:

Trong dạy học lấy giáo viên làm trung tâm, chương trình học tập đưọc thiết kế chủ yếu theo logic nội dung khoa học của các môn học, chú trọng kiến thức lý thuyết, các khái niệm, định luật, nguyên lý, được phát biểu theo một trình tự nhất định. Giáo viên dạy cái họ có, diễn biến một chiều từ thầy đến trò. Học sinh thiếu cơ hội để nêu ý tưởng, cách làm riêng.

Trong dạy học lấy sinh lảm trung lâm, người ta cho rằng hệ thống kiến thức lý thuyếi chưa đủ để đáp ứng mục tiệu chuẩn bị cho cuộc sống. Cần chú trọng các kỹ năng thực hành vận dụng các kien thức lý thuyết, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề do thực tiễn đặt ra. Giáo viên dạy cái mà học sinh cần và xã hội đòi hỏi. Học sinh được khuyến khích và đưọc khích lệ nêu ý tưởng, cách làm riêng.

 c. Về phương pháp dạy học:

Sự khác nhau về mục tiêu và nội dung quy định sự khác nhau về phương pháp dạy học:

- Trong dạy học lấy giáo viên làm trung tâm, phương pháp chủ yếu lả thuyết trình. Thầy thông báo, giảng giải nội dung bài học, trò lắng nghe, ghi chép, ghi nhớ. Giáo án được thiết kế theo trình tự 5 bước lên lớp.

- Trong dạy học lấy học sinh làm trung tâm, giáo viẻn không chỉ căn cứ vào nội dung tài liệu mà còn đặc biệt dựa trên vốn hiểu biết và kinh nghiệm sống hiện có của học sinh. Giáo án là một hệ thống các tình huống học tập của học sinh kèm theo hệ thống các chỉ dẫn hoạt động, chỉ dẫn thực hiện các thao tác để học sinh tự tìm tòi chiếm lĩnh tri thức. Tiến trình bài dạy cũng không theo trình tự 5 bước lên lớp mà giáo viên phải linh hoạt điều chỉnh.

d. Về hình thức tổ chức dạv học:

- Trong dạy học lấy giáo viên làm trung tâm, lớp học được tổ chức chủ yếu trong các phòng học cố định.

- Trong dạy học lấy học sinh làm trung tâm, hình thức tổ chức đào tạo nói chung và hình thức tổ chức dạy học nói riêng phải linh hoạt. Hình thức đào tạo linh hoạt như hình thức đào tạo theo modun…

 Phần 2.  THỰC TRẠNG VỀ VIỆC ÁP DỤNG QUAN ĐIỂM DẠY HỌC LẤY NGƯỜI HỌC LÀM TRUNG TÂM

 Quan điểm dạy học “Giáo dục lấy người học làm trung tâm” là cơ sở đổi mới phương pháp dạy học. Đây là quan điểm dạy học được nhiều nước có nền giáo dục tiên tiến quan tảm:

2.1. Trên thế giới

Quan điểm được áp dụng tạt một số trường nổi tiếng như: MIT. Harvard, Columbia,… đến những trường ít nổi tiếng như George Washington Univéity, Georgetown University, …

Lonka and Ahola (1995), thực hiện một nghiên cứu kéo dài sáu năm ở Helsinki so sánh một nhóm học sinh học theo cách truyền thống và một nhóm học theo phương pháp chú trọng người học. Kết quả cho thấy mặc dù tiến bộ rất chậm ở lúc khởi điểm, nhưng đến giai đoạn cuối cùng trong nghiên cứu, những học sinh này lại có kỹ năng học và khả năng hiểu biết tốt hơn hẳn so với nhóm học theo phương pháp truyền thống (0'Neill & McMahon 2005).

Bằng pháp này, người ta cũng nhận thấy sự chuyển biến tích cực của người học ở các phương diện như động cơ học lập, sự tích cực tham gia hoạt động học tập và thậm chí điểm số (Hall and Saunder, 1997).

Nghiên cứu ở Anh cũng chỉ ra rằng trong môi trường giáo dục kiểu mới này, người học cảm thấy được tôn trọng và vì thế làm tăng cường sự tự tin cũng như tính tự lập của người học (0'Neill & McMahon 2005).

2.2. Ở Việt Narn

Ở Việt Nam hiện nay, có nhiều ý kiến bàn bạc, tranh luận về vấn đề này. Có ý kiến cho rằng cần thiết phải lấy học sinh làm trung tâm của quá trình dạy và học. Tuy nhiên với thực tiễn dạy học ở nước ta việc "giáo dục lấy học sinh làm trung tâm” mới chỉ được thực hiện ở mức để cho học sinh phát biểu ý kiến, cho học sinh thảo luận theo nhóm, các phương pháp dạy học tích cực chỉ tồn tại trong các trung tâm đào tạo sư phạm, một số trường – lớp thí điểm, trong các giờ dạy mẫu – dạy tốt mà không phát huy mạnh mẽ và đại trà được. 

PHẢN 3: LÀM THẾ NÀO ĐỂ THỰC HIỆN QUAN ĐIỂM DẠY HỌC LÁY HỌC SINH LÀM TRUNG TÂM

Trên đây đã trình bày thế nào là quan điểm dạv học "lấy học sinh làm trung tâm". Vậy làm thế nào để thực hiện được quan điểm dạy học này? Theo sự hướng dẫn của một số tài liệu nghiên cứu. Chúng tôi đề xuất hướng thực hiện quan điểm giáo dục lấy học sinh làm trung tâm như sau:

3.1 Các tiêu chí:

Thứ nhất: Người dạy phải luôn luôn hưóng đến người học, nắm được đặc điểm, kiểu tư duy của người học, dạy cho người học cái họ cần, giáo dục cần, xã hội cần chứ không phải chỉ dạy cát mình có.

Thứ hai: Hoạt động hóa người học – giáo việc, bằng nhiều phương thức tạo điểu kiện buộc người học làm việc, người học phải là người chủ động chiếm lĩnh tri thức bằng nhíểu con đường khác.

Thử ba: Hợp tác giữa các thành viên – Đảm bảo sự thống nhất biện chứng giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với tập thể trong dạy học.

Thứ tư: Thực hiện có hiệu quả “học đi đôi với hành”, “lý luận gắn liền với thực tiễn”, khai thác tối đa vốn kinh nghiệm của người học.

Thứ năm: Sử dụng hợp lý các phương tiện dạy học đa phương tiện, góp phần huy động tối đa các giác quan của người học tham gia vào quá trình dạy học.

3.2. Các yêu cầu:

Thứ nhất: chú ý đối tượng dạy - người học có nhu cầu trao đổi, bổ sung, tiếp thu kiến thức. Như vậy đối tượng dạy học ở đây rất phong phú và đa dạng về trình độ kiến thức, độ tuổi,… Chính vì vậy mà chúng ta cần phải đẩy mạnh hoạt động tìm hiểu khả năng, trình độ, kinh nghiệm cũng như nhận thức của người học để từ đó có biện pháp dạy phù hợp với từng đối tượng, tránh trường hợp giảng dạy theo phán đoán, theo suy nghĩ của giáo viên.

Mặt khác cần phải quan tâm khả năng và điều kiện làm việc cụ thể của người

học (ví dụ như: kinh tế, hoàn cảnh gia đình, ….). Từ đó có biện pháp giáo dục giảng dạy phù hợp để không những giúp người học bổ sung kiến thức mà còn giúp hoàn thiện nhân cách, đạo đức do môi trường sống tác động.

Để có thể làm được những vấn đề trên thì người thầy không chỉ là người giảng dạy mà cần phải hiểu được tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của người học, để từ đó “đào tạo" người học cho thích hợp.

Thứ hai: Người dạy cần phải tìm mọi biện pháp và hình thức để kích thích hứng thú, khơi dậy không khí học tập thoải mãi, sôi nổi, tích cực nhận thức ở người học bằng cách đưa ra những câu hỏi lý thú,…kích thích sự tranh luận, tìm tòi của người học. Từ đó giúp người học ghi nhớ và có cái sâu rộng về vấn đề. Khi đó hiệu quả học tập sẽ rất lớn.

Thứ ba: Tìm mọi biện pháp để người học tự tìm tòi, hoạt động nhận thức độc lập – tự học, tự tư duy, không ỷ lại, tự vận động đến mức cao nhất để tìm ra cách nhìn khác nhau về vấn đề nhằm nhận biết ra được cái đúng – cái sai từ đó tự sửa và rút kinh nghiệm trong học tập, tư duy. Chỉ có như thế kiến thức mới thực sự là của người học.

Muốn cho học sinh tự suy nghĩ, tìm tòi, hoạt động nhận thức độc lập thì người dạy phải đặt người học vào tình huống có vấn đề. Có như vậy thì người học thực sự tư duy độc lập, trên cơ sở của tư duy độc lập mà hình thành tư duy phê phán và từ đó mới có tư duy sáng tạo.

Thứ tư: Cần thường xuyên kiểm tra và đánh giá kết quả của quá trình dạy học. Kết quả là biểu hiện của hiệu quả học tập. Tuy nhiên học hiệu quả không hẳn là điểm cao mà cần phải đánh giá tới cả năng lực thực sự của mỗi học sinh (năng lực rất khó đo được bằng điểm mà nó bộc lộ trong cả quá trình học tập của người học).

Thứ năm: Cần phát huy sức mạnh ý chí học tập của người học bằng nhiều biện pháp khác nhau. Bởi vì chúng ta không chỉ dạy cho người học những điều học sinh thấy cần mà còn phải dạy những điều xã hội đòi hỏi. Tuy nhiên, những điều này khôn phải lúc nào người học cũng hứng thú, chính vì thế người học cẩn chiếm lình nó bằng cả sức mạnh của lí tri vả người dạy phải tìm cách làm giảm sự căng thẳng đó càng nhiều càng tốt. “Nếu nền giáo dục xảy dựng được một người có lí trí thì đạt được một kiệt tác” ( J.J. Rousseau).

Thứ sáu: Các nhà quản lý cần phải:

Đỉều chỉnh sách giáo khoa theo tinh thần phương pháp mới:

- Bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ, đặc biệt là cải tiến phương pháp dạy học.

- Thay đổi cách đánh giá, thi cử.

- Tạo điều kiện cần thiết cho hoạt động của thầy và trò.

Thứ bảy: Các nhà nghiên cứu lý luận cần phải:

- Làm rõ và thống nhất một số khái niệm, phạm trù cơ bản.

- Tổng kết thực tiền, khát quát hóa vấn đề nghiên cứu.

Từ đó đề xuất:

- Phương hướng cải tiến phương pháp dạy học, khả năng mỗi phương hướng và năng lực sử dụng có hiệu quả.

- Qui trình lựa chọn phưong pháp trong quá trình dạy học.

- Sử dụng các thiết bị hiện đại trong dạy học.

- Biên soạn và sử dụng phần mềm máy tính trong dạy học.

KÊT LUẬN

Trên đây là tất cả những gì mà chúng tôi bước đầu tìm hiểu về quan điểm dạy học hiện đạt “ Giảo dục lấy học sinh lảm trung tâm”. Quan điểm này không đối lập hẳn vời phương hướng dạy học cổ truyền mà bản chất đich thực của hoạt động học của học sinh vẫn là tự họ hành động, họ phải có động cơ, có nhu cầu, có hứng thú, họ là người quyết định kết quả học tập của chính mình.

Quan điểm dạy học hiện đại “Giáo dục lấy học sinh làm trung tâm'' đang được áp đụng vào nhà trường tuy ở mỗi nơi có mức độ khác nhau. Song đó là một động lực thúc đẩy năng lực tự học. tự tư duy của học sinh – đây là hai yếu tố vô cùng quan trọng cùng với yếu tố tự giáo dục – đó chính lả nội lực của người học. Nó là nền tảng để tạo ra cho người học tạo ra sự năng động, thích ứng với nhu cầu, đòi hỏi ngày càng cao và luôn luôn thay đổi của xã hội và là cơ sở để phát huy tính chủ động, tìm tòi, sáng tạo của người học cũng như người dạy.nhằm góp phần thực hiện quan điểm chỉ đạo của Đảng về việc đổi mới căn bản, toàn diện nền GD - ĐT của Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Bá Hoành. “Vị trí của tự học, tự đào tạo”. Tạp chí Giáo viên và nhà trường, số 11/1998.

2. Đặng Vũ Hoạt, Hà Thị Đức. “Lí luận dạy học đại học” (dùng cho SV và cán bộ quản lý giáo dục, học viên cao học). NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 1996.

3. Nguyễn Cảnh Toàn (chủ biên). “Quá trình dạy – tự học”. NXB Giáo dục, H 1998.

4. Đào Quốc Tri. “Bồi dưỡng kỹ năng nghiên cứu cho sinh viên kỹ thuật quân”. Tạp chí Đại học và giáo dục chuyên nghiệp, số 2/2001.

5. Nguyễn Ngọc Quang. “Bài giảng chuyên đề lí luận dạy học” (Dùng cho lớp cao học đào tạo thạc sĩ ĐHSP Vinh). Trường ĐHSP Vinh 1993.

 

 

 

Bài viết mới

Tin tức nổi bật