1. Khái niệm, ý nghĩa, mục đích giáo dục truyền thống
1.1 Khái niệm truyền thống
Truyền thống là những tập tục, thói quên và nói cung là những kinh nghiệm xã hội được hình thành từ lâu đời trong lối sống và nếp nghĩ của con người, được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Truyền thống có nhiều cấp độ khác nhau. Có truyền thống gia đình, truyền thống của từng địa phương, đơn vị, truyền thống cách mạng, truyền thống dân tộc. Nguyên tắc chung của việc giữ gìn và phát huy truyền thống là phải bảo đảm sự kế thừa biện chứng với 4 nội dung:
+ Một là, loại bỏ những yếu tố tiêu cực, phản tiến bộ của quá khứ (tập tục lạc hậu, tàn dư tư tưởng phong kiến, tâm lý sản xuất nhỏ...);
+ Hai là, giữ lại những yếu tố tích cực, tiến bộ (tinh thần yêu nước, lao động cần cù sáng tạo, tinh thần nhân đạo cao cả...);
+ Ba là, ngay các yếu tố tích cực, tiến bộ đó cũng không giữ lại nguyên xi, mà phải được cải biến cho phù hợp với điều kiện mới, hoàn cảnh mới;
+ Bốn là, các thế hệ mới phải sáng tạo ra những yếu tố hoàn toàn mới mà các thế hệ cha anh hoặc không có khả năng, hoặc không có điều kiện để thực hiện.
1.2 Ý nghĩa giáo dục truyền thống
Thanh niên là bộ phận quan trọng của dân tộc, là lực lượng xung kích và sáng tạo của cách mạng, là lực lượng dự bị chiến đấu của Đảng, nên cần được chuẩn bị tốt về mọi mặt. Giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ luôn là một nhiệm vụ quan trọng của các thế hệ cha anh, của Đảng Cộng sản Việt Nam, của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
1.3 Mục đích giáo dục truyền thống
Giáo dục truyền thống cho thanh niên nhằm mục đích giúp thanh niên hiểu biết sâu sắc quá khứ gian khổ, đau thương nhưng anh dũng và vinh quang của dân tộc, của Đảng để thanh niên tự hào, tin tưởng, nhận rõ giá trị của cuộc sống hiện tại, nâng cao tinh thần yêu nước xã hội chủ nghĩa và tinh thần quốc tế chân chính, xây dựng thái độ lao động mới, ý thức tự lực tự cường, có trách nhiệm với xã hội, với tương lai của dân tộc, tiếp tục sự nghiệp của các thế hệ cha anh đi trước, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ còn nhằm bảo đảm sự kế tục và thống nhất giữa các thế hệ cách mạng Việt Nam.
2. Những nội dung cơ bản của truyền thống cần bồ dưỡng giáo dục cho thanh niên
2.1 Truyền thống tốt đẹp của dân tộc
Trong những năm chuẩn bị cho Cách mạng Tháng Tám, mở đầu bài học vỡ lòng về cách mạng cho cán bộ trẻ, Bác Hồ căn dặn: "Dân ta phải biết sử ta. Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam".
Truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc ta phải là cơ sở đầu tiên cho việc hình thành tư tưởng, tình cảm của tuổi trẻ. Truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta được kết tinh thành những phẩm chất cơ bản sau:
+ Yêu nước nồng nàn, bất khuất, kiên cường đấu tranh cho độc lập tự do.
+ Tinh thần nhân đạo cao cả.
+ Truyền thống hiếu học.
+ Lao động cần cù, sáng tạo và tinh thần lạc quan, yêu cuộc sống.
2.2 Truyền thống cách mạng của Đảng ta
Đảng ta ra đời đánh dấu một bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam, mở đầu thời đại mới của dân tộc - thời đại của cách mạng dân tộc dân chủ và tiến lên chủ nghĩa xã hội. Hơn 70 năm qua, được tôi luyện và thử thách trong những cuộc chiến đấu quyết liệt với kẻ thù, Đảng ta đã liên tục chiến thắng và trưởng thành vược bậc, viết nên những truyền thống vô cùng quý báu:
+ Tuyệt đối trung thành với Chủ nghĩa Mác - Lênin, với lợi ích của giai cấp công nhân và của dân tộc.
+ Vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác - Lênin và kinh nghiệm cách mạng thế giới vào tình hình cụ thể của nước ta để đề ra đường lối chính trị và phương pháp cách mạng đúng đắn, sáng tạo, độc lập, tự chủ và tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối đó.
+ Đoàn kết thống nhất trong Đảng, làm cơ sở để đoàn kết toàn dân, đoàn kết các lực lượng cách mạng trong từng thời kỳ lịch sử.
+ Luôn luôn liên hệ mật thiết với quần chúng. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động và sức mạnh đại đoàn kết dân tộc.
+ Kết hợp nhuần nhuyễn chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế chân chính.
2.3 Cuộc đời hoạt động vĩ đại của Bác Hồ
Hồ Chủ Tịch là người sáng lập và rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam, lãnh tụ kính yêu của giai cấp công nhân và dân tộc Việt Nam, người chiến sỹ xuất sắc, nhà hoạt động lỗi lạc của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, phong trào giải phóng dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người Bác kính yêu của thanh thiếu nhi Việt Nam và thế giới. Bác là biểu tượng của các giá trị cao đẹp của dân tộc và nhân loại.
Hồ Chủ Tịch là tấm gương chói lọi về tinh thần cách mạng triệt để, ý chí đấu tranh kiên cường, bất khuất, toàn tâm, toàn ý phục vụ Đảng, phục vụ nhân dân, tận tuỵ hy sinh suốt đời phấn đấu vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng nhân loại.
Đạo đức cao quý của Bác là trung với Đảng, hiếu với dân, cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, khiêm tốn, giản dị. Người yêu tha thiết nhân dân lao động, gần gũi, tin tưởng vào khả năng cách mạng của quần chúng.
Bác Hồ đặc biệt quan tâm đến việc đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ thành những người kế tục trung thành, xuất sắc sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng, của dân tộc.
Tư tưởng Hồ Chí Minh chính là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam. Người đồng thời là Danh nhân văn hóa thế giới, nhà văn hóa lớn của thời đại.
Hình ảnh Bác Hồ, lý tưởng và sự nghiệp cao cả, đạo đức cách mạng sáng ngời của Người mãi mãi là tấm gương chói lọi và là nguồn cổ vũ lớn lao đối với thế hệ trẻ nước ta.
2.4 Truyền thống cách mạng của Đoàn Thanh Niên cộng sản Hồ Chí Minh và thế hệ trẻ nước ta
Trong lịch sử đấu tranh cách mạng trong suốt hơn 7 thập kỷ qua, dưới sự lãnh đạo, giáo dục trực tiếp của Đảng, của Bác Hồ, Đoàn thanh niên và tuổi trẻ nước ta từ thế hệ này sang thế hệ khác được tôi luyện, trưởng thành, đã phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc và xây nên truyền thống vẻ vang của tuổi trẻ Việt Nam. Đoàn thanh niên và thế hệ trẻ Việt Nam đã được vinh dự đón nhận Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh và nhiều phần thưởng cao quý khác mà Đảng và Nhà nước trao tặng.
Ngày nay, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và thế hệ trẻ nước ta đang tiếp tục phát huy những truyền thống quý báu của các thế hệ đi trước, đó là:
+ Truyền thống yêu nước nồng nàn, trung thành tuyệt đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, gắn bó sống còn với lợi ích dân tộc, lợi ích của nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa;
+ Truyền thống xung kích cách mạng, xung phong tình nguyện, không ngại hy sinh, gian khổ, sẵn sàng đảm nhận và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó;
+ Truyền thống đoàn kết, tinh thần tương thân, tương ái và nhân đạo cao cả;
+ Truyền thống hiếu học, ham hiểu biết, có ý chí vượt khó, cần cù, sáng tạo, dám nghĩ dám làm, có hoài bão lớn.
2.5 Truyền thống của học sinh, sinh viên và Hội Sinh viên Việt Nam
Quá trình phát triển của phong trào học sinh, sinh viên và Hội sinh viên Việt Nam dưới ngọn cờ vẻ vang của Đảng Cộng sản Việt Nam và sự quan tâm chăm lo, dìu dắt ân cần của Bác Hồ kính yêu đã đúc kết nên những truyền thống quý báu, đó là:
- Truyền thống yêu nước nồng nàn, gắn bó với chế độ xã hội chủ nghĩa, trung thành với Đảng, với nhân dân, tự hào về dân tộc và Bác Hồ kính yêu, về lực lượng vũ trang nhân dân anh hùng, về Đoàn và Hội.
- Truyền thống hiếu học, say mê sáng tạo, nghiên cứu để vươn tới những đỉnh cao của khoa học, kỹ thuật, công nghệ, văn học, nghệ thuật, thể dục thể thao...
- Truyền thống đoàn kết, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, nghiên cứu, chia sẻ khó khăn, gian khổ với cộng đồng. Học đi đôi với hành, nhà trường gắn liền với xã hội là phương châm hành động của học sinh, sinh viên theo lời dạy của Bác Hồ kính yêu.
- Hơn nửa thế kỷ qua, lúc thuận lợi cũng như khó khăn, Hội Sinh viên Việt Nam đã luôn phát huy truyền thống là tổ chức chính trị - xã hội của sinh viên, vì sinh viên. Hội đã vượt qua nhiều chặng đường đầy khó khăn, thử thách, thực sự là người bạn gần gũi của sinh viên, là cầu nối giữa sinh viên với Đảng và Nhà nước, phối hợp chặt chẽ với vai trò nòng cốt của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh nhằm góp phần tạo những điều kiện vật chất và tinh thần cho sinh viên trong học tập, nghiên cứu, bồi dưỡng nhân cách người sinh viên mới. Hội đã có nhiều sáng kiến trong công tác, nhất là vào thời kỳ đổi mới hiện nay, do vậy sự gắn bó của sinh viên với Hội ngày càng chặt chẽ, số lượng sinh viên gia nhập Hội ngày càng tăng.
Ghi nhận những cống hiến xuất sắc của các thế hệ học sinh, sinh viên và Hội Sinh viên Việt Nam, ngày 10/5/2005, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quyết định tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh cho Hội Sinh viên Việt Nam.
3. Phương pháp, hình thức giáo dục truyền thống
3.1 Giáo dục lịch sử
Tổ chức thực hiện tốt chương trình giáo dục lịch sử ở các trường phổ thông. Tiến tới thực hiện chương trình giáo dục những vấn đề cơ bản có hệ thống về lịch sử Đảng, lịch sử Đoàn cho đoàn viên, thanh niên và thiếu niên.
3.2 Tổ chức tốt những ngày kỷ niệm lớn
Nhân những ngày kỷ niệm lớn, tổ chức những hoạt động sinh hoạt truyền thống sinh động, phù hợp với nội dung ngày kỷ niệm và yêu cầu giáo dục truyền thống. Đợt sinh hoạt truyền thống có những hoạt động cụ thể sau đây:
- Mời các anh hùng, chiến sĩ, các đồng chí lão thành cách mạng, cựu cán bộ Đoàn, các gia đình có công với cách mạng, những công nhân có thành tích, có tướng lĩnh, văn nghệ sỹ... kể chuyện hoặc đối thoại với thanh niên.
- Tổ chức đoàn viên, thanh niên sưu tầm, ghi chép lịch sử địa phương, đơn vị: lịch sử Đảng, Đoàn ở các địa phương, đơn vị...
- Tổ chức triển lãm giới thiệu truyền thống địa phương, đơn vị. Tổ chức ngày hội truyền thống của địa phương hay đơn vị của mình.
- Tổ chức cho thanh niên đi du lịch tham quan tìm hiểu các di tích lịch sử và cách mạng, tổ chức "Du khảo về nguồn".
- Phân công các đơn vị, tổ chức thanh thiếu nhi nhận nhiệm vụ bảo quản, sữa sang các nghĩa trang liệt sỹ, các di tích cách mạng, chăm sóc thương binh và các gia đình liệt sỹ, gia đình có công với cách mạng, ...
- Tổ chức cho các đội viên, đoàn viên ưu tú được đứng gác danh dực cho các nghĩa trang liệt sỹ trong những ngày lễ lớn.
- Khuyến khích tổ chức các hình thức như viếng, đặt hoa để tưởng nhớ và biết ơn các anh hùng liệt sỹ nhân những dịp có ý nghĩa sâu sắc trong cuộc đời của tuổi trẻ, như: Được kết nạp vào Đoàn, vào Đảng, đi làm nghĩ vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc...
- Hoạt động giao lưu, kết nghĩa với các đơn vị lực lượng vũ trang.
- Tổ chức mit tinh, da hội kỷ niệm những ngày lễ lớn.
- Tổ chức các hoạt động: "Vì biên giới, hải đảo", "Hiến máu nhân đạo"...
3.3 Các hình thức giáo dục truyền thống chủ yếu
- Sinh hoạt truyền thống kỷ niệm ngày thành lập Đảng, ngày thành lập Đoàn và Tháng Thanh niên Việt Nam.
+ Tuyên truyền cổ động: Thông tin thành tích chào mừng ngày kỷ niệm, những tư liệu lịch sử về Đảng và Đoàn ở địa phương và cả nước... qua hệ thống khẩu hiệu, bản tin, phát thanh, báo tường, triển lãm những hình ảnh, hiện vật lịch sử của Đảng, của Đoàn.
+ Đẩy mạnh các phong trào thi đua, các hoạt động thanh niên tình nguyện thiết thực chào mững ngày 3/2, ngày 26/3 và Tháng Thanh niên Việt Nam.
+ Tổ chức trọng thể lễ viếng và đặt hoa tại nghĩa trang liệt sỹ.
+ Tổ chức họp mặt thân mật với các Đảng viên, cựu cán bộ Đoàn.
+ Thăm nhà truyền thống hoặc phòng truyền thống địa phương.
+ Mit tinh và dạ hội truyền thống
- Đợt sinh hoạt truyền thống nhân ngày 30/4, 1/5, 7/5 và 19/5.
+ Hoạt động tuyên truyền cổ động về chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ và ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam.
+ Tổ chức trọng thể lễ viếng và đặt hoa tại nghĩa trang liệt sỹ.
+ Tham quan nơi đã diễn ra trận đánh của quân đội và dân quân tự vệ trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ.
+ Hoạt động giúp đỡ chăm sóc thương binh, liệt sỹ và gia đình bộ đội, thanh niên xung phong.
+ Tổ chức giao lưu với các anh hùng và cựu chiến binh ở địa phương.
+ Tuyên truyền cổ động giới thiệu với giai cấp công nhân Việt Nam về cuộc đời hoạt động của Bác Hồ.
+ Tham quan một cơ sở công nghiệp và những nơi liên quan đến đời sống và hoạt động của Bác Hồ.
+ Hội thảo nghiên cứu di sản tư tưởng của Bác Hồ.
+ Tìm hiểu về giai cấp công nhân Việt Nam và cuộc đời hoạt động của Bác Hồ.
- Hoạt động truyền thống kỷ niệm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9. Đợt hoạt động này, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cùng các ngành, các đoàn thể ở cơ sở tổ chức những hoạt động chung.
- Những ngày hội truyền thống của tuổi trẻ anh hùng bảo vệ Tổ quốc: Từ 15/11 đến 25/12.
+ Hoạt động tuyên truyền cổ động giới thiệu lịch sử quân đội Việt Nam anh hùng.
+ Phong trào thi đua hành động cách mạng của tuổi trẻ.
+ Tổ chức trọng thể lễ viếng và đặt hoa tại nghĩa trang liệt sỹ.
+ Tham quan nơi đã diễn ra trận đánh của quân đội và dân quân tự vệ trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ.
+ Hoạt động giúp đỡ chăm sóc thương binh liệt sỹ và gia đình bộ đội thanh niên xung phong.
+ Họp mặt thân mật với các anh hùng, các tướng lĩnh, sỹ quan và cựu chiến binh ở địa phương.
+ Gặp gỡ đơn vị bộ đội, công an kết nghĩa.
+ Triển lãm hình ảnh "Bộ đội cụ Hồ".
+ Đêm văn nghệ truyền thống.
+ Giao lưu với các đơn vị lực lượng vũ trang.
4. Một số mô hình giáo dục truyền thống
4.1 Mô hình "Hội trại truyền thống"
a. Mục đích
- Thông qua hình thức trại nhằm giúp cho thanh thiếu niên hiểu và nhận thức rõ hơn về truyền thống của Đảng, của dân tộc, của Đoàn thanh niên, của địa phương đơn vị.
- Đổi mới hình thức giáo dục truyền thống, tạo sân chơi hấp dẫn, lành mạnh thu hút đông đảo các đối tượng thanh niên tham gia.
b. Yêu cầu, cách thức tổ chức
- Tiến hành các công việc chuẩn bị như một hội trại bình thường: Xác định mục tiêu, thời điểm, chủ đề, quy mô trại; xây dựng kế hoạch, chương trình, thành lập Ban chỉ huy trại; tham mưu trình Đảng uỷ, Ban giám hiệu; thông báo chủ trương, kế hoạch cho các đơn vị tham gia xúc tiến các công tác chuẩn bị...
- Cần lưu ý việc xác định chủ đề, nội dung của hội trại gắn với những thời điểm, những sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước, dân tộc, của Đảng, của Đoàn, của địa phương, đơn vị...
c. Một số hoạt động cơ bản trong hội trại:
- Tổ chức các trò chơi tập thể, trò chơi dân gian gắn với nội dung giáo dục truyền thống, các địa danh lịch sử, với truyền thống của trường.
- Bên cạnh việc tổ chức các hoạt động trong hội trại như trò chơi, thi dựng trại, thể thao, văn hóa văn nghệ... có thể tổ chức các cuộc thi tìm hiểu truyền thống theo chủ đề.
- Tổ chức các hoạt động múa hát tập thể các bài hát truyền thống, bài hát tuổi trẻ.
- Tổ chức các hoạt động giao lưu truyền thống giữa các đơn vị giao lưu với các nhân chứng lịch sử, giao lưu theo chủ đề về truyền thống...
- Lửa trại truyền thống.
- Các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, nhân đạo từ thiện.
4.2 Hoạt cảnh truyền thống
a. Khái niệm
Hoạt cảnh là loại hình sân khấu hóa, tổng hợp nhiều bộ môn nghệ thuật, như: múa, hát, nhạc, thơ, đọc dẫn... Hành động được thể hiện bằng những hình tượng nghệ thuật, đan kết đội hình và sử dụng ngôn ngữ của các loại hình nghệ thuật khác nhau.
Hoạt cảnh truyền thống nhằm giới thiệu quá trình lịch sử một cách khái quát, ngắn gọn, điển hình theo một trình tự rõ ràng, cách thể hiện gần gũi với cuộc sống, gây được ấn tượng xúc động, tình càm sâu sắc đối với người xem.
Hoạt cảnh truyền thống cần gắn với các nghi lễ trọng thể khác, nên được sắp xếp sao cho hợp lý, tốt nhất là được thể hiện ở phần đầu trong một không khí nghiêm túc.
b. Các bước tiến hành
- Bước 1: Viết kịch bản, lời bình
Có 2 cách viết:
+ Thứ nhất: Viết dưới dạng kịch bản sân khấu, được chia thành từng đoạn, từng lớp riêng biệt, viết dưới dạng lời bình (vì lời viết được đọc dẫn trong hoạt cảnh).
+ Thứ hai: Viết theo ý tưởng dàn dựng của đạo diễn. Trên cơ sở ý tưởng dàn dựng hình tượng của đạo diễn để viết lời bình, lời dẫn sao cho phù hợp và hòa quyện với hình tượng nghệ thuật sân khấu. Với cách này, đạo diễn phát huy được vai trò độc lập, sáng tạo, không bị gò bó.
Lưu ý, cả hai cách viết đều phải tôn trọng tính chân thực và sự chính xác của các sự kiện lịch sử. Mỗi giai đoạn lịch sử phải tìm được những sự kiện điển hình, tiêu biểu, tạo những tình huống gây xúc động, đồng thời cũng phải tại nên cao trào, nêu bật được chủ đề. Thời gian đọc chậm của mỗi kịch bản từ 15 đến 20 phút.
- Bước 2: Đạo diễn
Chọn đạo diễn có kinh nghiệm, am hiểu về nghệ thuật sân khấu, vừa có thể dàn dựng hướng dẫn, chắp nối các khâu âm thanh, ánh sáng, trang trí, âm nhạc, đạo cụ... Đạo diễn phải hết sức linh hoạt xử lý các tình huống thoe các điều kiện cụ thể về diễn viên, đạo cụ, các điều kiện âm thanh, ánh sáng...
Trong quá trình dàn dựng không nên thay đổi nhiều về ý tưởng, cách thể hiện để tránh gây cảm giác khó chịu, thiếu tự tin cho diễn viên.
- Bước 3: Đọc lời bình, lời dẫn
Việc đọc lời bình, lời dẫn góp phần làm tăng hoặc giảm hiệu quả của hoạt cảnh. Vì thế cần chọn người đọc có kỹ thuật tốt: giọng ấm áp, linh hoạt, rõ ràng, đọc diễn cảm tốt...
Hoạt cảnh nên chọn 2 người đọc, một giọng nam, một giọng nữ để tránh đơn điệu. Người đọc phải hiểu rõ kịch bản và trình tự diễn biến trên sân khấu, bảo đảm lời dẫn và hành động trên sân khấu luôn hòa nhập với nhau, làm tăng hiệu quả của nhau.
- Bước 4: Trang trí, hóa trang, trang phục
Vì số người tham gia hoạt cảnh thường khá đông, có người tham gia 2 đến 3 vai diễn. Chính vì vậy không nên rườm rà, cầu kỳ quá, gây tốn kém, nhưng cũng tránh tình trạng qua loa đại khái, tự nhiên chủ nghĩa. Đặc biệt hoạt cảnh truyền thống nhằm dựng lại những nét điển hình trong lịch sử nên cần nghiên cứu và lựa chọn trang phục cho phù hợp với từng thời kỳ lịch sử khác nhau.
- Bước 5: Tổng duyệt chương trình
Khi mọi việc đã chuẩn bị tương đối chu đáo, cần có buổi tổng duyệt để xem xét lại toàn bộ các khâu, các cảnh, các vai để có sự điều chỉnh cho hoàn thiện hơn.
4.3 Mô hình "Sân chơi lịch sử"
a. Mục đích:
- Tạo điều kiện cho sinh viên trau dồi kiến thức, ôn lại các truyền thống lịch sử nhân các ngày lễ lớn của dân tộc và thế giới.
- Tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích cho học sinh, sinh viên.
b. Yêu cầu - cách thức tổ chức:
- Sân chơi phải mang tính đại đồng, dành cho tất cả học sinh, sinh viên trong trường.
- Các thành viên tham gia thi phải được giao lưu một cách thuận tiện, không phân theo khoa, lớp để đảm bảo tính sôi nổi, bổ ích của sân chơi.
- Nội dung câu hỏi phải xen kẽ nhiều lĩnh vực khác nhau như: địa lý, triết học, thể thao..., các câu hỏi ở lĩnh vực khác phải có liên quan hoặc bổ trợ cho nội dung lịch sử, với định hướng như trên, sân chơi sẽ bớt đi tính khô khan của chuyên ngành và kích thích học sinh, sinh viên tìm hiểu kiến thức một cách toàn diện.
- Hình thức tổ chức sân chơi phải không ngừng thay đổi, cải tiến; ví dụ: trong sân chơi lần 1 là "trắc nghiệm đúng sai" thì lần 2 đổi thành "đất nước mến yêu" với nội dung đã có trong lịch sử nhưng với cách tổ chức khác nhau, hoặc nội dung thì "theo dòng lịch sử" trong sân chơi lần 2 sang lần 3 đồi thành "Hành trình theo chân Bác"...
- Câu hỏi trong sân chơi phải đảm bảo chất lượng, lúc đầu các câu hỏi có thể dễ để các bạn tự tin, dần dần độ khó phải được nâng lên. Tránh tình trạng câu hỏi đưa ra quá dễ sẽ làm cho người chơi cảm thất nhàm chán và không học hỏi thêm được gì khi đến với sân chơi. Số lượng câu hỏi dễ chiếm 20 - 30%, còn lại câu hỏi khó chiếm 70 - 80%.
- Để phong phú chương trình, xen kẽ các nội dung kiến thức là phần hát các ca khúc cách mạng, hát về Bác Hồ, về quê hương đất nước..., qua các bài hát sẽ khơi gợi lòng tự hào dân tộc, lòng yêu nước của các bạn sinh viên.
c. Biện pháp tổ chức
- Đoàn thanh niên, Hội sinh viên trường xây dựng kế hoạch phổ biến để học sinh, sinh viên có thời gian chuẩn bị.
- Mời các chuyên gia, cố vấn về chuyên môn hỗ trợ tổ chức sân chơi.
- Lê kế hoạch, soạn nội dung, câu hỏi gửi tới hội đồng cố vấn, ban giám khảo đóng góp cho ý kiến để tránh những sai sót.
5. Công tác giáo dục truyền thống tại trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Nghệ An
Trong nhiều năm qua, công tác tuyên truyền giáo dục truyền thống của trường được duy trì và phát triển, có nhiều đổi mới về nội dung và hình thức, tác động tích cực đến nhận thức, tư tưởng chủa ĐVTN, góp phần nâng cao nhận thức chính trị tư tưởng trong đoàn viên thanh niên.
- Công tác giáo dục chính trị tư tưởng được thực hiện thông qua nhiều hình thức,100% Đoàn viên HSSV được học tập Nghị quyết của Đảng, của Đoàn. Tổ chức giáo dục HSSV thường xuyên trong các dịp học chính trị đầu khóa, các buổi chào cờ vào thứ 2 đầu tháng.
Dưới sự chỉ đạo của Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường, Đoàn trường đã phối hợp với Phòng CT HSSV và các khoa phòng, tổ chức khác trong Nhà trường triển khai các chương trình giáo dục, bồi dưỡng, chăm lo, phát huy vai trò củađoàn viên trong thời đại mới như: Học tập Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2015 – 2020, quán triệt nghị quyết Đại hội Đảng bộ trường; tuyên truyền về bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XIV và bầu cử Đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021; Chỉ thị 42 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Chỉ thị 01 của Ban Thường vụ Trung ương Đoàn, Quy định 17 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; quyết định 22 của Ban Thường vụ Tỉnh đoàn…
- Công tác giáo duc truyền thống được tổ chức thường xuyên,gắn với kỷ niệm các ngày lễ lớn của Đảng, Đoàn, các sự kiện chính trị, lễ hội truyền thống của đất nước, Nhà trường: Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 3/2; ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 26/3; ngày sinh nhật Bác 19/5; ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11; Phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, “uống nước nhớ nguồn” được hưởng ứng sôi nổi thông qua hoạt động có ý nghĩa thiết thực. Đoàn trường thành lập 02 Đội TNTN hoạt động hiệu quả, thiết thực trong chiến dịch Thanh niên Tình nguyện hè tại đơn vị huyện Quế Phong, huyện Tương Dương, được UBND tỉnh Nghệ An, Tỉnh đoàn và Huyện đoàn (cụ thể) tặng nhiều bằng khen, giấy khen.
Công tác giáo dục lối sống, nếp sống văn hóa học đường được triển khai thực hiện đồng bộ đã giúp cho Đoàn viên, HSSV nhận thức và phát huy các giá trị đạo đức, văn hóa của dân tộc, quê hương gắn với việc tham gia các phong trào. Tuyên dương khen thưởng kịp thời với những Đoàn viên có thành tích và điển hình, nổi bật là có 08 sinh viên được tuyên dương Sao tháng Giêng và sinh viên 5 tốt cấp tỉnh trong nhiệm kỳ.
- Cuộc vận động “Tuổi trẻ học tập và làm theo lời Bác” thông qua thực hiện chỉ thị 03, chỉ thị 05 của Bộ Chính trị đã được Đoàn trường được triển khai với nhiều hình thức và đạt kết quả cao với 100% ĐVTN tham gia. Các Chi đoàn tập trung xây dựng mô hình “Chi đoàn làm theo làm theo lời Bác”, Cuộc vận động đã làm chuyển biến sâu sắc về mặt tư tưởng, nhận thức, hành động trong ĐVTN. Các nội dung “Làm theo” đã trở thành hành động tự giác, tự nguyện, tự thân trong mỗi ĐVTN – HSSV, trong từng chi đoàn và toàn thể Đoàn trường.Tổ chức hoạt động “Hướng về cội nguồn” cho các Cán bộ Đoàn tiêu biểu (thăm Truồng Bồn, Ngã ba Đồng Lộc…)
Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật được Đoàn trường phối hợp với phòng CT HSSV tổ chức nhiều diễn đàn, tọa đàm, tập trung tuyên truyền, phổ biến: Luật Thanh niên, Luật Giao thông đường bộ, Luật phòng chống ma túy….Trong nhiệm kỳ, công tác Đoàn của trường đã có nhiều đổi mới phù hợp với nhu cầu thực tiễn của HSSV và thu hút sự quan tâm tham gia của đông đảo ĐVTN như: các chuyên đề chuyên môn và phòng chống tệ nạn xã hội của các chi đoàn. Duy trì tốt hoạt động của các câu lạc bộ như “Ước mơ xanh”, “Tuyên truyền viên”, “Dân tộc thiểu số”; ĐVTN, HSSV nhà trường tích cực tham gia các hội diễn, triển lãm tranh ở khu vực và toàn quốc.