Cơ hội nghề nghiệp từ ngành Thanh nhạc

Nghệ thuật là cái để con người sau những hối hả lo toan mong muốn tìm niềm vui và năng lượng tích cực, bồi bổ tinh thần và tái tạo sức khỏe nội tâm. Người hát qua âm nhạc thể hiện những tâm trạng, suy nghĩ, cảm xúc thể hiện bằng những lời ca và giai điệu bay bổng hoặc trầm lắng. Muốn trở thành ca sĩ có thể hát những bài hát chứa đựng nhiều tình cảm như vậy thì cần trải qua quá trình học Thanh nhạc. Vậy bạn đã bao giờ tìm hiểu về ngành Thanh nhạc chưa? Ngành nghề đó chỉ hợp với ai có năng khiếu? Hãy cùng tìm câu trả lời đúng đắn trong bài viết này nhé.

  1. Kiến thức cơ bản về thanh nhạc
  2. Thanh nhạc là gì?

Thanh nhạc là loại hình nghệ thuật kết hợp giữa âm nhạc và ngôn ngữ. Thanh nhạc khác so với khí nhạc, loại âm nhạc viết dành riêng cho các loại nhạc cụ diễn tấu.

  1. Thanh nhạc có khó không?

Đừng máy móc suy nghĩ rằng chỉ có những ai có năng khiếu mới có thể tham gia học Thanh nhạc hoặc chỉ những ai sinh ra trong cái nôi âm nhạc mới có thể thành công với bộ môn nghệ thuật này. Ai cũng có thể bắt đầu học chỉ là mức độ khó dễ chắc chắn sẽ hơi khác nhau một chút. Môn học gì cũng vậy, có thể khó với người này nhưng dễ dàng với người khác, đó là chuyện hết sức bình thường. Bạn nên tìm cho mình một môi trường phù hợp và các giảng viên uy tín tận tâm truyền giảng kiến thức cho bạn để việc học tập tốt hơn. Và một lý do nữa là khó hay dễ tùy theo đam mê, niềm yêu thích, dành thời gian bao nhiêu để đầu tư cho âm nhạc của bạn.

  1. Có nên học thanh nhạc từ nhỏ không?
  2. Trẻ nhỏ có nên học thanh nhạc không?

Khi còn nhỏ, chương trình học văn hóa trên lớp của các bạn nhỏ chưa thực sự nhiều. Các bạn nhỏ sẽ có nhiều thời gian học hơn và sự tiếp thu nhanh sẽ giúp các bạn nhỏ nhanh chóng tiến bộ trên bước đường đam mê và chinh phục ngành Thanh nhạc.

  1. Lợi ích khi cho trẻ học thanh nhạc

- Nâng cao kỹ năng học thuật

Học thanh nhạc giúp ích cho trẻ khi học môn Toán tại trường vì khi học thanh nhạc, các em phải hiểu được nốt nhạc, giai điệu, kỹ thuật luyến ngắt, tiếp xúc với chia và tạo phân số. Có những nghiên cứu khoa học về sự kết nối giữa âm nhạc và ngoại ngữ, trong nghiên cứu đó chỉ ra rằng việc học về âm nhạc, chơi các nhạc cụ, thường thức âm nhạc thường xuyên sẽ nâng cao khả năng nói và nghe ngoại ngữ một cách tự nhiên nhất. Bởi vậy, khi học thanh nhạc, các em nhỏ chắc chắn sẽ tiếp thu và giao tiếp môn tiếng Anh tốt hơn hẳn các bạn cùng lớp. Bên cạnh đó, việc học thuộc lòng lời bài hát, chú ý giai điệu, tiết tấu cũng đòi hỏi các em tập trung tâm trí, luyện tập khả năng ghi nhớ và tư duy khoa học hơn.

- Phát triển kỹ năng thể chất

Chưa đề cập tới những động tác đứng hay ngồi khi luyện thanh thì việc học thanh nhạc sẽ luôn đòi hỏi việc tập trung tinh thần tâm trí trong lúc thực hành hát cũng giúp cho con người luôn trong trạng thái tỉnh táo, tâm trạng vui tươi, cởi mở, vui vẻ yêu đời. Như những nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng khi tâm trạng của một người đang tốt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Tiến sĩ David Hawkins là một bác sỹ người Mỹ rất nổi tiếng với phát hiện đáng kinh ngạc rằng “Tế bào ung thư sợ nhất là tình yêu”. Bệnh nhân đến tìm gặp công đến từ khắp nơi trên thế giới và ông phát hiện ra rằng những người bị bệnh ung thư có chung một thái độ chính là suy nghĩ tiêu cực và càng suy nghĩ tiêu cực, buồn khổ, muộn phiền thì dẫn đến bệnh tình ngày càng nặng hơn. Ngược lại, những bệnh nhân có suy nghĩ tích cực, tâm thế thoải mái, tràn đầy tình yêu thương, không sợ hãi thì sự tiến triển ngày càng khả quan hơn, có nhiều trường hợp khỏi bệnh và sống mạnh khỏe như những người bình thường. Qua nghiên cứu của tiến sỹ người Mỹ này chắc các bạn đã hiểu vì sao học Thanh nhạc giúp cho sức khỏe tinh thần và thể chất cùng tốt lên phải không.

Bên cạnh đó, trong khi học thanh nhạc, các bạn cần phải học cách hít thở, lấy hơi đều đặn, điều khiển cơ sườn và bụng, điều đó tác động đến cả nhịp tim của con người, và học thanh nhạc cũng tạo thói quen bảo quản cổ họng. Tất cả những điều ấy giúp bạn co sức khỏe thể chất tốt hơn.

- Tính kỷ luật và kiên nhẫn

Khi học thanh nhạc, các em nhỏ sẽ học tập và làm việc theo giờ giấc khoa học hợp lý từ đó hình thành tính kỷ luật. Ngoài ra, học một bộ môn nghệ thuật cần đầu tư nhiều thời gian và công sức, không thể ngày một ngày hai mà tiến bộ nên sẽ xây dựng cho các bạn tính kiên nhẫn.

- Sự tự tin

Lớp học thanh nhạc bao gồm nhiều học sinh cũng như có rất nhiều người. Làm việc học tập trong môi trường như vậy rất hữu ích cho các bạn nhỏ để tránh rụt rè, sợ hãi đám đông, mạnh dạn tự tin giao tiếp, thể hiện với người lạ. Kỹ năng biểu diễn thanh nhạc thành thạo dẫn tới việc thuyết trình trước một đám đông chuyên nghiệp tự tin hơn bởi tại các trường phổ thông và đại học hiện nay, yêu cầu học sinh, sinh viên phải thuyết trình, trình bày thường xuyên.

  1. Những nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp ngành Thanh nhạc

- Ca sĩ chuyên nghiệp

Đại đa phần sinh viên ngành Thanh nhạc tìm tới học ngành Thanh nhạc vì muốn trở thành một ca sĩ hoạt động chuyên nghiệp trong ngành nghệ thuật, đem tiếng hát tới cho những khán giả yêu nhạc. Tất nhiên, không phải ai cũng đủ khả năng và may mắn để đi biểu diễn cũng như trở thành ca sĩ nổi tiếng, bạn cần biết cách quảng bá hình ảnh của mình tới mọi người và tự lực nâng cao kỹ năng biểu diễn sân khấu, ca hát của mình.

- Nhạc sĩ

Nhiều sinh viên tốt nghiêp ngành Thanh nhạc có thể có khả năng sáng tác những bài hát, bản nhạc, sáng tác giai điệu âm nhạc. Ngoài được học thanh nhạc, các em sẽ được trang bị những kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn; hệ thống kiến thức về lĩnh vực Âm nhạc học: lịch sử và lý luận âm nhạc; Phê bình âm nhạc; Âm nhạc dân tộc học, Biết sáng tác nhạc và sáng tác các bài hát phục vụ nhu cầu giải trí của xã hội và con người. Những môn học chuyên ngành như: học các kỹ thuật kinh điển sử dụng giai điệu, hòa thanh, phức điệu, tiết tấu, điệu tính và phi điệu tính (tonal và atonal) để xây dựng những kết cấu âm nhạc không lời (instrumental music) trong một hình thức định hình (kinh điển là ba đoạn, biến tấu, sonate...).

- Nhà sản xuất âm nhạc

- Giảng viên về Thanh nhạc

- Dàn dựng tiết mục

- Dẫn chương trình (MC)...

  1. Học thanh nhạc ở đâu trên địa bàn tỉnh Nghệ An?

Trên địa bàn tỉnh Nghệ An, có nhiều trung tâm đào tạo thanh nhạc nhưng Khoa Âm nhạc của Trường CĐ Văn hóa Nghệ thuật Nghệ An vẫn là địa chỉ uy tín nhất. Nhà trường có chương trình đào tạo phù hợp và chuyên sâu, bên cạnh đó, nhà trường có đội ngũ giảng viên dày dặn kinh nghiệm, tâm huyết với học sinh. Khi các bạn trải qua các khóa học thanh nhạc từ hệ cấp chứng chỉ đến trung cấp, cao đẳng tại nhà trường, các bạn có thể dễ dàng trải qua các kỳ thi vào Học viện Âm nhạc Quốc gia.

 

Bài viết mới