Hướng dẫn cách nghe nhạc giúp tập trung học tập & làm việc hiệu quả

Âm nhạc có giúp bạn tập trung không? Câu trả lời ngắn gọn là – CÓ!

Tuy nhiên, không phải bản nhạc nào cũng có thể giúp bạn tập trung được. Và không phải cách nghe nhạc nào cũng đem lại hiệu quả như ý muốn.

Vậy nếu có một loạt list nhạc tập trung kéo dài mấy tiếng thì bạn có muốn biết không? Và cả những bí quyết khi nghe nhạc giúp tối ưu khả năng tập trung hơn nữa.

Nếu bạn thực sự muốn cải thiện khả năng tập trung cũng như tăng cường hiệu suất học tập làm việc của bản thân, thì bài viết này sẽ cung cấp cho bạn một sự hỗ trợ tuyệt vời. Hãy cùng xem nhé!

Âm nhạc tác động đến hoạt động não bộ như thế nào?

Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra âm nhạc hay việc nghe nhạc có khả năng kích thích trí não, đem lại những ảnh hưởng tốt, giúp não phản xạ tốt hơn, giải phóng dopamin- chất dẫn truyền thần kinh hay còn được biết là chất xúc tác hạnh phúc, giúp cải thiện tâm trạng và duy trì sự tập trung.

Các nghiên cứu cũng cho thấy rằng, học nhạc làm tăng kết quả học tập và chỉ số IQ ở trẻ nhỏ. Kết quả chỉ ra ở những đứa trẻ được tiếp xúc với âm nhạc trong 36 tuần đã gia tăng đáng kể chỉ số IQ cũng như kết quả kiểm tra học tập tốt hơn những đứa trẻ còn lại.

Âm nhạc được xem như một chất kích thích não bộ. Nó có khả năng kích hoạt cả bán cầu trái và bán cầu phải của não chúng ta.

Âm nhạc cũng có thể làm giảm huyết áp và nhịp tim, giúp chống lại lo lắng.

Nghe nhạc trong khi học, bạn sẽ nhận được những lợi ích sau:

· Ghi nhớ tốt hơn

· Tăng lưu trữ thông tin

· Tập trung hiệu quả

· Tối đa hóa khả năng học tập

Hiệu ứng Mozart - Nghiên cứu chứng minh âm nhạc giúp tập trung hiệu quả

Nghe nhạc ĐÚNG CÁCH giúp bạn tập trung cao độ

Âm nhạc giúp bạn tập trung NHƯNG nó cũng có thể khiến bạn bị xao nhãng. Điều quan trọng là bạn phải nghe đúng loại nhạc và thực hiện đúng cách.

Vậy làm thế nào để bạn có thể nghe nhạc đúng cách giúp tập trung cao độ?

3 yếu tố cần cân nhắc trước khi sử dụng âm nhạc làm việc, học tập

Những yếu tố này được xây dựng dựa trên nghiên cứu của tiến sĩ Stacey Dobbs và các đồng nghiệp, bao gồm:

Tính chất của bản nhạc. Nếu bài hát bật lên có thể khiến bạn ngân nga hát, sẽ không có lợi ích gì đối với công việc của bạn. Bởi thay vì làm việc, thì bạn đang ngồi ngân nga hát mất rồi.

Độ khó công việc. Bạn cần hiểu rõ công việc mình đang làm. Việc sử dụng âm nhạc hiệu quả nhất khi thực hiện những nhiệm vụ không đòi hỏi giữ nhiều thông tin chẳng hạn làm toán, giải quyết tình huống – những việc cần khả năng tư duy logic. Ngược lại, nếu bạn nghe nhạc khi cần phải đọc hiểu nhiều tài liệu, hoặc những công việc phức tạp hơn, âm nhạc sẽ không phát huy tác dụng.

Tính cách của bạn. Có sự khác biệt về môi trường học tập giữa người hướng nội và người hướng ngoại. Người hướng nội sẽ làm việc hiệu quả hơn khi ở trong không gian yên tĩnh, ít tiếng động. Và phản xạ kém hơn trong những bài test đọc hiểu như gợi nhớ thông tin khi xung quanh có nhạc nền. Cùng là kiểu test đó, những người hướng ngoại lại tỏ ra vượt trội hơn hẳn khi ở trong môi trường có âm nhạc.

Ngoài 3 yếu tố trên, thì còn 1 yếu tố quan trọng không kém mà bạn cần chú ý là âm tiết và danh sách bài hát bạn lựa chọn. Tránh những bài hát có tiết tấu biến đổi liên tục, hoặc một list nhiều thể loại khác nhau, bạn sẽ bị xao nhãng bởi chúng đấy.

Theo định luật về cảm xúc Yerkes – Dodson, chúng ta sẽ tập trung kém hiệu quả nhất khi sự hưng phấn ở mức quá thấp hoặc quá cao.

Hướng dẫn cách nghe nhạc tăng tập trung hiệu quả

· Lựa chọn những bản nhạc không lời, tiết tấu nhẹ nhàng, vừa phải.

· Cân nhắc tính chất nhiệm vụ để quyết định xem nghe nhạc làm việc có phù hợp không.

· Chọn môi trường làm việc dựa trên đặc điểm tính cách của bạn.

Ngoài ra, bạn có thể áp dụng một kỹ thuật có tên RAM (Relaxation, active learning, và memory consolidation) của Ryan Levesque người sáng lập ra Rocket Memory. Đây là một phương pháp học tập và làm việc rất hiệu quả với âm nhạc. Cụ thể:

  1. Trước khi học 3 – 5 phút, bạn hãy chọn những bài nhạc mình thích (thể loại nào cũng được nhé), nghe nó để thoải mái thư giãn. Mục đích việc này là đưa não bộ vào trạng thái hoạt động tối ưu nhất.
  2. Tiếp đó, khi bạn bắt tay vào công việc, hãy chọn cho mình những bài nhạc cổ điển không lời để não bộ có thể tiếp nhận và xử lý thông tin hiệu quả nhất. Nhạc của Beethoven, Mozart, Tchaikovsky… rất phù hợp lúc này.
  3. Cuối cùng, để não bộ có thể lưu trữ kiến thức vào bộ nhớ dài hạn để phục vụ cho những lần tiếp theo, không gì tốt hơn những bản nhạc Baroque, Melodic và cổ điển. Bạn có thể chọn nhạc của Corelli, Handel, Bach.

Nghe nhạc nào mới giúp bạn tập trung?

Tuy âm nhạc có thể giúp làm tăng khả năng tập trung, song mỗi loại nhạc có mức ảnh hưởng khác nhau. Vậy đâu là loại nhạc giúp tập trung cao độ nhất?

1. Baroque

Baroque là một dòng nhạc cổ điển thịnh hành ở châu Âu những năm 1600-1750. Thể loại nhạc có tiết tấu vừa phải khoảng 50-80 nhịp/ phút- gần với nhịp tim chuẩn của con người(60-100 nhịp/phút). Khi nghe baroque, sẽ giúp nhịp tim của bạn chậm lại, giảm huyết áp cao, sóng não beta giảm 6%- sóng não alpha tăng 6%. Chính vì vậy, thể loại nhạc này có thể khiến bạn cảm thấy bình tĩnh hơn, giảm căng thẳng để tiếp nhận nhiều thông tin một cách thoải mái và tập trung trong khoảng thời gian dài.

Các bạn có thể tìm các bản nhạc theo tên các nhạc sĩ nổi tiếng thế giới dưới đây. Bài viết cũng đã gợi ý một số bản được nghe nhiều nhất để mọi người tham khảo và tải về.

Nhạc của J.S.BACH

· Air on a G String

· Concerto for Oboe in D Minor op-9

· Concerto in D Minor

· Fantasy in G Major,

· Fantasy in C Minor and Trio in D Minor

· Prelude in G Major

· Canonic Variations and Toccata

Những bản nhạc của VIVALDI

· Four Seasons,

· Spring

· Largo

· Concerto in C Major for Piccolo

· Flute Concerto no. 3 in D Major

· Five Concertos for Flute and Chamber Oschestra

BEETHOVEN

· Concerto for Violin and Orchestra in D Major, op. 61

· Piano Concerto no. 5 in E-flat

· Symphony no. 6 (Pastorale)

MOZART

· Concerto no. 21 in C Major, K.467

· Clarinet Concerto in A Major

· Symphony in D Major (Haffner)

· Symphony in D Major (Prague)

· Concerto for Violin and Orchestra in A Major no.5

· Symphony in A Major no. 29

· Concerto for Violin and Orchestra

· Concerto no. 7 in D Major

· Symphony in G Minor no. 40

Bài viết mới