Vai trò của âm nhạc trong môi trường giáo dục hiện nay

Âm nhạc ứng dụng trong nhiều lĩnh vực trong cuộc sống và đóng một vai trò khá quan trong trong nền giáo dục hiện nay. Giáo dục âm nhạc có tác động tới quá trình hình thành nhân cách con người, nhất là trẻ nhỏ.

Quá trình hình thành nhân cách của con người được tôi luyện ngay từ lúc ấu thơ, chịu sự ảnh hưởng quan trọng từ gia đình, xã hội và nhà trường. Môi trường giáo dục là nơi chung tay của gia đình giúp trẻ em học tập, rèn luyện, tích lũy kiến thức, nâng cao năng lực bản thân. Âm nhạc nói chung và các chương trình âm nhạc nói riêng chính là cơ sở hình thành, nuôi dưỡng tâm hồn, sự sáng tạo, óc tưởng tượng dường như vô biên của trẻ thơ.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học cũng như những kết quả thực tế cho biết, âm nhạc với trẻ con được xem là một món ăn rất bổ dưỡng, âm nhạc sẽ giúp bé rèn luyện và phát triển trí thông minh, rèn luyện khả năng tập trung, lắng nghe, bé sẽ năng động hơn rất nhiều khi được gần gũi với âm nhạc và đặc biệt âm nhạc cũng sẽ giúp bé xua tan được những lo âu và căng thẳng tinh thần.

Là phương tiện truyền tải thông điệp đạo đức một cách dễ dàng và có sức lan tỏa rộng rãi bởi những giai điệu trầm bổng dễ đi vào lòng người, tạo dựng sự đồng cảm sâu sắc. Đối với học sinh, việc giáo dục tình cảm đạo đức thông qua âm nhạc giúp học sinh ghi nhớ tốt hơn, đặc biệt là khi học sinh được tham gia hoạt động biểu diễn âm nhạc.

1. Các hoạt động âm nhạc trong giáo dục

- Dạy hát: Ca hát giúp trẻ bộc lộ được những cảm xúc, những suy nghĩ của trẻ về bài hát đó. Khi hát trẻ còn phải thể hiện tình cảm, hát đúng nhạc, đúng lời, thể hiện được sự biểu cảm với những cường độ, âm sắc phù hợp với nội dung và tính chất âm nhạc. Trẻ hát kết hợp với việc sử dụng các dụng cụ âm nhạc để gõ đệm theo tiết tấu âm nhạc sẽ tạo cho trẻ sự hứng thú cũng như những kỹ năng hoạt động nghệ thuật phong phú.

-Nghe nhạc: Hoạt động này nhằm bổ sung cho trẻ hiểu biết về các tác phẩm âm nhạc và năng lực cảm thụ, giúp trẻ hình thành kĩ năng nghe, đó là sự tập trung và chăm chú, không ồn ào, biết nhận xét hoặc đánh giá về tác phẩm. Nghe nhạc còn nhằm giáo dục cho trẻ thị hiếu âm nhạc lành mạnh, phát huy trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo của trẻ.

-Vận động theo nhạc: Các hoạt động như nhảy, múa, tập thể dục, vỗ tay theo nhịp,...Vận động theo nhạc giúp trẻ phát triển cảm giác nhịp điệu, sự khéo léo, khả năng phản ứng nhanh và đúng các ấn tượng nghe được trong âm nhạc. Ngoài ra, nó còn thỏa mãn nhu cầu tình cảm của trẻ, trẻ được tự do thể hiện, bộc lộ cảm xúc của mình, được giao tiếp với bạn bè xung quanh.

-Trò chơi âm nhạc: Trò chơi âm nhạc là dạng tương đối tổng hợp sử dụng tất cả các dạng hoạt động âm nhạc khác như: Ca hát, nghe nhạc, vận động theo nhạc…Trò chơi âm nhạc giúp trẻ rèn luyện tai nghe, củng cố ca hát, phát triển cảm giác nhịp điệu,…Mỗi loại trò chơi đều hướng đến phát triển một hay nhiều kĩ năng âm nhạc giúp trẻ ôn luyện, củng cố và tiếp thu các nội dung giáo dục.

2. Vai trò quan trọng mà âm nhạc mang lại trong giáo dục:

  • Tăng cường trí nhớ

Viêc chơi nhạc hay sử một dụng cụ âm nhạc nào đó sẽ giúp những đứa trẻ rèn luyện nhớ những nốt nhạc. Góp phần hình thành não bộ và có một trí nhớ tốt so với những đứa trẻ không tiếp xúc âm nhạc.

  • Tăng trí thông minh

Theo chuyên gia âm nhạc Meredith Levande: “Ngày càng có nhiều nghiên cứu chỉ ra được mối quan hệ mật thiết giữa kết quả học tập với việc yêu thích âm nhạc của từng đối tượng. Âm nhạc giúp kích thích những phần liên quan đến phần đọc hiểu, toán học và phát triển tình cảm trong não bộ của con người”. Do đó, âm nhạc hoàn toàn có thể mang lại một trí tuệ thông minh vượt trội.

  • Tăng sự sáng tạo

Âm nhạc mang đến nhiều màu sắc, nhiều câu chuyện, gợi ra nhiều hình ảnh. góp phần tạo ra những ý tưởng sáng tạo mới mẻ dành cho trẻ. Người lớn cũng hay có những ý tưởng mới lạ thông qua việc cảm nhận âm nhạc trong những lúc bế tắc nhất.

  • Giúp tự tin thể hiện chính mình

Giúp trẻ nhận ra những đam mê của mình ngay khi còn nhỏ. Các bậc phụ huynh nếu muốn con mình tự tin hơn trước đám đông, dám đưa ra ý kiến và lập trường của riêng mình thì hãy lựa chọn cho con học nhạc ngay từ khi còn nhỏ.

  • Tạo nên thói quen học hỏi không ngừng nghỉ

Giáo dục âm nhạc mang đến kho tàng âm nhạc vô tận, đòi hỏi hỏi cần tìm tòi, nghiên cứu, học hỏi.

  • Mở rộng mối quan hệ

Khi tham gia vào các lớp học âm nhạc, các bé sẽ được học tập và vui đùa cùng nhau trong một môi trường. Sẽ được gắn kết tình bạn và trao đổi học hỏi với nhau. Việc này giúp các bạn có thể tự tin kết bạn. Làm quen sớm với việc tiếp xúc xã hội, tránh bỡ ngỡ cho trẻ. Âm nhạc đưa những đứa trẻ thoát hoàn toàn khỏi vỏ bọc của bố mẹ, của chính mình.

Nói tóm lại vai trò của nền giáo dục âm nhạc là giúp bé có được sự phát triển toàn diện và hài hòa giữa các yếu tố trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ, thể lực và các mối quan hệ. Đây là những yếu tố mà bé sẽ khó có thể có được nếu như với cách dạy thông thường mà nhiều phụ huynh vẫn áp dụng.


Trẻ em được tiếp cận với các nốt nhạc trên đàn piano

Bài viết mới