Giới thiệu sách “ Một số thủ pháp sáng tác tiêu biểu trong âm nhạc thế kỷ XX”

Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật luôn đóng vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa của con người. Từ hàng ngàn năm nay sự phát triển của âm nhạc luôn chịu tác động của chế độ chính trị, xã hội cũng như những điều kiện về kinh tế. Nhận định này đã được chứng minh trong suốt chiều dài phát triển lịch sử âm nhạc. Trong suốt thời kỳ Trung cổ kéo dài khoảng một nghìn năm (từ năm 450 – 1450), chỉ tồn tại một loại âm nhạc, các thời kỳ tiếp theo cũng luôn chỉ có một ơhong cách sáng tác được duy trì trong một thời gian khá dài: âm nhạc Phục Hưng (khoảng từ 1450-1600) và âm nhạc Baroque ( khoảng từ 1600-1750) kéo dài hơn 1 thế kỷ, âm nhạc Cổ điển ( 1750-1820) và âm nhạc Lãng mạn (1820-1900) chỉ phát triển trong vòng khoảng từ bảy đến tám chục năm. Như vậy, nhìn tổng thể sự phát triển âm nhạc trong suốt chiều dài lịch sử chúng ta nhận thấy xu hướng tồn tại của các khuynh hướng sáng tác ngày càng ngắn lại.

Đến thời kỳ thế kỷ XX – một thời kỳ đầy biến động sâu sắc về tình hình chính trị xã hội, sự ảnh hưởng của nó không còn nằm trong giới hạn của một quốc gia hay một châu lục mà bao trùm gần như toàn thế giới. Các cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1918) và lần thứ hai (1939-1945) đã dẫn đến những thay đổi sâu sắc trong sự phát triển của xã hội, từ đó nảy sinh ra những quan điểm sống khác nhau. Chức năng của nghệ thuật là phản ánh hiện thực cuộc sống và những thay đổi nhanh chóng hiện thực cuộc sống đó đã dẫn đến sự ra đời của các khuynh hướng sáng tác nghệ thuật khác nhau.

Một số thủ pháp sáng tác tiêu biểu trong âm nhạc thế kỷ XX - TS. Phạm Phương Hoa
Một số thủ pháp sáng tác tiêu biểu trong âm nhạc thế kỷ XX - TS. Phạm Phương Hoa

Trên thế giới đã có rất nhiều cuốn sách đề cập đến âm nhạc thế kỷ XX nhưng chưa có tài liệu nào đề cập đến nền âm nhạc giao hưởng và thính phòng Việt Nam. Trong bối cảnh như vậy, cuốn sách “ Một số thủ pháp sáng tác tiêu biểu trong âm nhạc thế kỷ” của TS. Phạm Phương Hoa rất đáng được hoan nghênh và trân trọng. Từ trước tới nay chưa có một công trình khoa học nào đề cập tới vấn đề âm nhạc thế kỷ XX trên một bình diện rộng như vậy. Đây sẽ là nguồn tư liệu rất giá trị, bổ ích cho sinh viên các chuyên ngành biểu diễn, sư phạm, sáng tác, lý luận và chỉ huy ở bậc đại học và sau đại học. Nó còn là tài liệu hữu ích đối với các nhạc sĩ Việt Nam có mong muốn tìm hiểu những ngôn ngữ và thủ pháp sáng tác mới để ứng dụng vào các tác phẩm thính phòng giao hưởng của mình.

Cuốn sách chia làm 3 phần:

Phần I nói về sự hình thành và phát triển các khuynh hướng âm nhạc trong bối cảnh lịch sử thế kỷ XX.

Phần II nói về những đổi mới trong ngôn ngữ âm nhạc thế giới thế kỷ XX.

Phần III nói về đặc điểm âm nhạc trong tác phẩm khí nhạc của các nhạc sĩ Việt Nam.

Bài viết mới