1. Đặt vấn đề
Trong “xã hội thông tin” và nền “kinh tế tri thức”, thông tin thực sự trở thành mục tiêu, động lực phát triển kinh tế xã hội, là yếu tố đảm bảo quốc phòng an ninh của mỗi quốc gia, dân tộc trên thế giới. Kiến thức thông tin (KTTT) luôn đóng vai trò quan trọng trong quá trình học tập trong các nhà trường, nó quyết định chất lượng học tập của mỗi sinh viên. Kiến thức thông tin nằm ở cốt lõi của học tập suốt đời. KTTT trao quyền cho mỗi người trong việc tìm kiếm, đánh giá, sử dụng và sáng tạo thông tin hiệu quả để đạt được mục tiêu cá nhân, xã hội, nghề nghiệp và giáo dục. KTTT là quyền căn bản của con người trong thế giới số. Vậy nên, phát triển KTTT cho sinh viên chính là chìa khóa thực hiện thành công các mục tiêu giáo dục đại học của Đảng và Nhà nước: “trang bị cách học, phát huy tính chủ động, sáng tạo cho người học”.
2. Công tác phát triển kiến thức thông tin cho sinh viên của thư viện và giảng viên.
Phát triển KTTT cho SV phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau bao gồm: trình độ của CBTV, phương pháp giảng dạy, kiểm tra, đánh giá của GV, chương trình KTTT dành cho SV, công nghệ thông tin, văn hóa nhà trường (văn hóa học đường), nhận thức của các bên liên quan (lãnh đạo nhà trường, CBTV, GV, SV), sự phối hợp của CBTV và GV, động cơ học tập và tâm lý của SV, hoản cảnh kinh tế và đặc điểm vùng miền của SV, trình độ SV, đặc điểm ngành nghề mà SV được đào tạo, chính sách giáo dục và đào tạo của nhà trường, chính sách phát triển khoa học và công nghệ, chính sách hội nhập quốc tế, chính sách sử dụng nguồn nhân lực.
triển KTTT cho SV của CBTV và GV tại Trường cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Nghệ An, tác giả rút ra một số Qua tổng hợp một số nghiên cứu thực tiễn và các kết quả khảo sát thực trạng công tác phát kết luận sau:
Nhà trường chưa có chính sách về phát triển KTTT cho SV. Trình độ CBTV trực tiếp tham gia phát triển KTTT cho SV hạn chế ở nhiều mặt như:
Chưa được trang bị một cách bài bản về KTTT và kỹ năng sư phạm, đặc biệt các kỹ năng về tư duy độc lập, làm việc theo nhóm, giải quyết vấn đề, học dựa trên nguồn lực.
Đại đa số tốt nghiệp từ ngành thư viện, không được đào tạo chuyên môn về ngành mà trường mình đang đào tạo. Điều này dẫn đến thực trạng CBTV không nắm rõ nội dung, chương trình đào tạo và dẫn đến hậu quả là không tư vấn được chuyên sâu các nguồn thông tin chuyên ngành, gặp nhiều khó khăn trong việc phối hợp với GV để tích hợp KTTT vào chương trình đào tạo.
Trình độ tin học, ngoại ngữ của CBTV còn ở mức trung bình. Điều này gây
khó khăn cho CBTV khi tiếp cận, giới thiệu và khai thác các nguồn tin bằng tiếng
nước ngoài.
Về cơ bản chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa thư viện với các phòng ban chức năng trong trường, giữa CBTV và GV về hoạt động phát triển KTTT cho SV. Thực tế cho thấy công tác phát triển KTTT cho SV mới chỉ được coi là vấn đề riêng của thư viện.
Các phương pháp giảng dạy có thể mang lại mối quan hệ phụ thuộc tích cực giữa SV - học liệu, giữa SV - thư viện, giữa SV - SV; kích thích SV tư duy; yêu cầu SV đọc tài liệu trước khi đến lớp như phương pháp thảo luận nhóm; nêu và giải quyết vấn đề; tình huống, dạy học dự án ít được GV sử dụng.
Đa số GV được hỏi có nhu cầu được trang bị các kiến thức và kỹ năng liên quan đến thư viện như: kỹ năng nhận dạng nhu cầu tin, kiến thức về nguồn thông tin, kỹ năng tra cứu, kỹ năng quản lý thông tin thu thập được trong khi đó CBTV quan tâm hơn đến nhu cầu trang bị kiến thức và kỹ năng về phát triển tư duy, kỹ năng giải quyết vấn đề.
3. Thực trạng kiến thức thông tin của sinh viên
Xét ở góc độ thông tin, sinh viên vừa là người sử dụng thông tin và đồng thời vừa là người tham gia sáng tạo thông tin. Họ là người dùng tin hiện tại và cũng là người dùng tin tiềm năng quan trọng trong cơ quan thông tin thư viện
Nhìn chung KTTT của SV Trường cao đẳng VHNT Nghệ An còn yếu do nhiều nguyên nhân khác nhau như: công tác phát triển KTTT cho SV của thư viện chủ yếu là do tự phát; ngành giáo dục vẫn chưa ban hành chuẩn KTTT vì vậy nhà trường phát triển KTTT cho SV theo kinh nghiệm và cách hiểu của mình; nhận thức của lãnh đạo trường, GV và SV về tầm quan trọng của KTTT còn hạn chế; nhà trường chưa có chính sách về phát triển KTTT cho SV và coi KTTT là một trong các chuẩn đầu ra bắt buộc đối với SV tốt nghiệp.
Kỹ năng phân tích nhu cầu tin của SV còn . GV ít ra các bài tập dưới dạng bài luận để phát triển tư duy độc lập, kỹ năng phân tích cho SV. Các bài kiểm tra đánh giá chủ yếu dừng lại ở mức tái hiện kiến thức.
Đa số SV chưa có thói quen khai thác và trình bày thông tin. Đây là hệ quả của phương pháp giảng dạy truyền thống thụ động lấy người dạy làm trung tâm. Với phương pháp này SV không phát huy được tính sáng tạo, sự chủ động trong học tập và nghiên cứu khoa học.
Phương pháp giảng dạy truyền thống ít chú trọng đến rèn luyện kỹ năng nghiên cứu,
kỹ năng ra quyết định dựa trên nguồn lực thông tin.
Về cơ bản trình độ KTTT của SV Trường cao đẳng VHNT Nghệ An còn hạn chế và không đồng đều ở các nhóm kỹ năng khác nhau. Đặc biệt, sinh viên yếu ở các kỹ năng tư duy như kỹ năng phân tích nhu cầu tin, kỹ năng đánh giá và khai thác thông tin, hiểu biết về vấn đề pháp lý và đạo đức liên quan đến truy cập và sử dụng thông tin.
Nguyên nhân của thực trạng trên không chỉ bắt nguồn từ một vài độ hạn chế của
đội ngũ CBTV tham gia phát triển KTTT cho SV, chương trình giáo dục KTTT của
thư viện mà chủ yếu là phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá của GV.
Phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá của GV chính là nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến động cơ học tập và nhu cầu KTTT của SV , thúc đẩy SV vận dụng các kỹ năng thư viện để khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên thông tin trong và ngoài thư viện cho việc học tập và nghiên cứu.
Phát triển KTTT cho SV chỉ có thể thành công nếu có sự phối hợp tốt giữa CBTV và GV bởi lẽ phát triển KTTT cho SV chính là rèn cho SV kỹ năng về thư viện và kỹ năng tư duy. CBTV sẽ là người giáo dục cho SV kiến thức và kỹ năng về nhận dạng nhu cầu tin, tìm kiếm thông tin, hiểu biết về đạo đức và pháp lý liên quan đến truy cập và sử dụng thông tin trong khi đó GV là người giáo dục cho SV khả năng làm việc độc lập, kỹ năng giải quyết vấn đề, rèn tư duy phê phán. Các kiến thức và kỹ năng này sẽ là điều kiện để hình thành khả năng học tập suốt đời - kỹ năng sống còn đối với mỗi cá nhận nói chung và SV nói riêng trong xã hội thông tin và nền kinh tế tri thức.
4. Kết luận
Phát triển KTTT cho SV bắt nguồn và phát triển trên cơ sở của hoạt động đào tạo người dùng tin trong các thư viện. Phát triển KTTT không chỉ trang bị cho SV các kiến thức và kỹ năng về thư viện mà còn rèn cho SV khả năng làm việc độc lập, tư duy phân tích, kỹ năng giải quyết vấn đề dựa trên thông tin, và mục tiêu cuối cùng là khả năng học tập suốt đời.
Phát triển KTTT cho SV là yêu cầu của “xã hội thông tin” và “nền kinh tế tri thức”. Phát triển KTTT cho SV có hiệu quả phải được đặt trong mối quan hệ với đổi mới phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá theo hướng lấy “người học làm trung tâm”.
Để thực hiện công tác phát triển KTTT cho SV có hiệu quả, CBTV cần chủ động phối hợp với GV để tích hợp KTTT vào chương trình, mục tiêu bài giảng bên cạnh việc thư viện phát triển các chuyên đề độc lập về KTTT nhắm đến trang bị kỹ năng sử dụng thư viện, khai thác các nguồn thông tin trong và ngoài thư viện phục vụ nhiệm vụ học tập và nghiên cứu của SV.
Điều quan trọng nhất là để phát triển KTTT cho SV có hiệu quả cần sự ủng hộ mạnh mẽ của lãnh đạo nhà trường, được thể hiện thông qua việc ban hành các kế hoạch về KTTT và phát triển KTTT cho SV.
Võ Thúy Ngọc