1. Một số khái niệm
Hoạt động sáng tạo nghệ thuật đòi hỏi trình độ năng lực thẩm mỹ cao, sự tích lũy kinh nghiệm sống cũng như kinh nghiệm sáng tạo của chủ thể. Sinh viên các trường nghệ thuật là những sinh viên được tuyển chọn trên cơ sở năng khiếu bẩm sinh phù hợp với loại hình nghệ thuật được đào tạo. Trình độ phát triển năng lực sáng tạo nghệ thuật của họ phụ thuộc vào hai yếu tố chính: năng khiếu bẩm sinh và quá trình được giáo dục, rèn luyện trong thực tiễn. Nâng cao năng lực sáng tạo nghệ thuật cho sinh viên nghệ thuật chính là làm cho những năng khiếu của họ được phát triển mạnh mẽ, làm thế giới tinh thần của họ ngày càng phong phú, có khả năng đánh giá nhanh, nhạy với cái đẹp và sáng tạo được những tác phẩm nghệ thuật có giá trị cao.
Sự biến đổi trong lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật do sự tác động của nền kinh tế thị trường ngày càng trở nên phức tạp. Năng lực sáng tạo nghệ thuật cho đến nay vẫn còn có những hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển đời sống tinh thần ngày càng cao của nhân dân.
Do vậy, hoạt động giáo dục trong các trường nghệ thuật nhằm mục đích nâng cao năng lực sáng tạo nghệ thuật cho sinh viên cần được xem là nhiệm vụ chiến lược trong hoạt động giáo dục của nhà trường, góp phần giải quyết mối quan hệ giữa đạo đức - trí tuệ - thể chất và thẩm mỹ trong sự phát triển con người ở các mục tiêu giáo dục. Đó là những vấn đề đặt ra trong công tác giáo dục đào tạo ở các trường nghệ thuật ở Việt nam hiện nay.
Nghệ thuật – là hình thái cao nhất của quan hệ thẩm mỹ của con người với hiện thức, là lĩnh vực hoạt động tinh thần đặc biệt được xã hội tạo nên để thể hiện và để hình thành các quan điểm, các lý tưởng thẩm mỹ xã hội.
* Đặc trưng cơ bản của nghệ thuật.
Hình tượng nghệ thuật được biểu hiện qua nhiều cấp độ khác nhau – đó là cấp độ vật chất, cấp độ tâm lý và cao hơn cả là cấp độ tư tưởng.
Như vậy, hình tượng nghệ thuật là phương tiện đặc thù của nghệ thuật nhằm phản ánh cuộc sống một cách sáng tạo, bằng những hình tượng sinh động, cảm tính, cụ thể như bản thân đời sống, thông qua đó nhằm lý giải, khái quát về cuộc sống gắn liền với một ý nghĩa tư tưởng, cảm xúc nhất định, xuất phát từ lý tưởng của nghệ sỹ .
Nghệ thuật là hình thái cao nhất của sự đồng hóa hiện thực bằng thẩm mỹ, là nơi mà những quy luật của cái đẹp được thể hiện một cách tập trung và điển hình nhất.
* Năng lực sáng tạo nghệ thuật
* Năng lực
Năng lực là tổng hợp những phẩm chất tâm – sinh lý cá nhân phù hợp với yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định, nhằm đảm bảo việc hoàn thành có kết quả tốt trong lĩnh vực hoạt động đó.
*Năng lực sáng tạo
Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định hoạt động sáng tạo là một năng lực, phẩm chất của con người đóng vai trò chủ thể của lịch sử
Năng lực sáng tạo là cái tiềm ẩn bên trong cá nhân, sáng tạo là sự hiện thực hóa năng lực sáng tạo của chủ thể bằng những sản phẩm sáng tạo. Năng lực sáng tạo được hình thành trên cơ sở những phẩm chất tâm sinh lý của chủ thể góp phần (hay tham gia) đáng kể vào việc hình thành nên sản phẩm sáng tạo.
Kế thừa những quan điểm về năng lực sáng tạo trên, chúng tôi định nghĩa: Năng lực sáng tạo là tổng hợp những phẩm chất tâm sinh lý độc đáo của cá nhân phù hợp với yêu cầu đặc trưng của mỗi hoạt động nhất định, đảm bảo cho cá nhân ấy tạo ra cái mới có giá trị.
* Năng lực sáng tạo nghệ thuật
Năng lực sáng tạo nghệ thuật là sự tổng hợp những phẩm chất tâm sinh lý phù hợp với những yêu cầu đặc trưng của mỗi loại hình hoạt động cụ thể, đảm bảo cho cá nhân có khả năng sáng tạo những giá trị nghệ thuật cao trong cuộc sống.
Cấu trúc năng lực sáng tạo nghệ thuật bao gồm các phẩm chất cá nhân cơ bản sau:Năng khiếu, cảm hứng sáng tạo nghệ thuật, khả năng tư duy hình tượng nhạy bén, linh hoạt của chủ thể sáng tạo nghệ thuật, trí tưởng tượng liên tưởng phong phú ở chủ thể sáng tạo nghệ thuật, trình độ văn hoá chung với tư cách là nền tảng cho việc phát triển các tư chất của chủ thể sáng tạo nghệ thuật
Sinh viên nghệ thuật là những sinh viên đang học tập và rèn luyện một lĩnh vực hoạt động nghệ thuật dưới mái trường đại học, cao đẳng nghệ thuật.
Năng lực sáng tạo nghệ thuật của sinh viên các trường nghệ thuật là tổng hợp những phẩm chất như năng khiếu, sự say mê hoạt động nghệ thuật, trình độ văn hóa chung, trình độ kiến thức chuyên ngành nghệ thuật...giúp cho sinh viên có khả năng sáng tạo ra những giá trị nghệ thuật cao trong đời sống.
Nâng cao năng lực sáng tạo cho sinh viên các trường nghệ thuật là quá trình tác động biện chứng, hợp quy luật của các điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan làm cho các phẩm chất tâm, sinh lý, tri thức, kỹ năng, phương pháp không ngừng được bổ sung và hoàn thiện giúp cho sinh viên có khả năng sáng tạo những giá trị nghệ thuật cao trong cuộc sống.
Mục đích nâng cao năng lực sáng tạo nghệ thuật cho sinh viên các trường nghệ thuật nhằm chuyển hoá năng lực sáng tạo nghệ thuật của sinh viên từ thấp đến cao, đáp ứng yêu cầu cơ bản của lĩnh vực nghệ thuật mà họ tham gia, sáng tạo những giá trị nghệ thuật cao trong cuộc sống.
Chủ thể nâng cao bao gồm: Ban giám hiệu nhà trường, các cơ quan chức năng, các cán bộ quản lý và giảng viên tại các khoa chuyên môn, các giảng viên khoa Kiến thức cơ bản và chính bản thân các sinh viên. Mỗi chủ thể có vai trò riêng, nhưng chính bản thân các sinh viên là chủ thể chủ yếu và trực tiếp quyết định.
Nội dung nâng cao mang tính toàn diện, tập trung vào các yếu tố cấu thành năng lực sáng tạo nghệ thuật của sinh viên các trường nghệ thuật: Thúc đẩy sự phát triển những yếu tố chủ quan quy định cho năng lực nghệ thuật của sinh viên
Phương thức tiến hành: Tổng thể những biện pháp, cách thức dạy học và giáo dục tác động có mục đích, hợp quy luật của chủ thể nâng cao (nhà trường và xã hội) tới đối tượng cần nâng cao - sinh viên các trường nghệ thuật.
Như vậy, thực chất nâng cao năng lực sáng tạo nghệ thuật cho sinh viên các trường nghệ thuật là quá trình tác động biện chứng, hợp quy luật của các điều kiện khách quan, tạo ra sự chuyển biến về chất các yếu tố cấu thành năng lực sáng tạo nghệ thuật của sinh viên các trường nghệ thuật.
2. Giải pháp:
2.1.1. Tạo sự chuyển biến về nhận thức của các chủ thể tham gia vào quá trình nâng cao năng lực sáng tạo nghệ thuật cho sinh viên các trường nghệ thuật ở Việt Nam hiện nay
2.1.2. Phát huy vai trò, trách nhiệm của các chủ thể trong quá trình nâng cao năng lực sáng tạo cho sinh viên các trường nghệ thuật ở Việt Nam hiện nay
2.1.3. Chú trọng công tác phát hiện, lựa chọn đối tượng năng khiếu
2.2.1. Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện nội dung, phương pháp đào tạo nhằm nâng cao năng lực sáng tạo nghệ thuật cho sinh viên các trường nghệ thuật ở Việt Nam hiện nay.
2.2.2. Tiếp tục đổi mới, đa dạng hóa các hình thức, phương pháp giảng dạy
2.3.1. Giải pháp về xây dựng liên kết chặt chẽ hướng đào tạo trong nhà trường với nhu cầu nghệ thuật ngoài xã hội.
2.3.2. Giải pháp về đầu tư cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu học tập và rèn luyện nghệ thuật của sinh viên
2.2.4. Tạo môi trường sư phạm nghệ thuật trong nhà trường để thúc đẩy quá trình tự học, tự rèn luyện của sinh viên
2.3.3. Giải pháp về tăng cường giao lưu học tập và đào tạo sinh viên nghệ thuật với các quốc gia trên khu vực và quốc tế.