Nghiệm thu đề tài khoa học: Đánh giá giáo trình tiếng Anh Lifelines (Elementary) dùng cho sinh viên không chuyên tiếng Anh tại Trường CĐ VHNT Nghệ An

Thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học năm 2017, sáng ngày 11 tháng 1 năm 2017, Hội đồng nghiệm thu đề tài khoa học khoa Lý luận đại cương, Trường CĐ VHNT Nghệ An tổ chức nghiệm thu đề tài khoa học "Đánh giá giáo trình tiếng Anh  Lifelines (Elementary) dùng cho sinh viên không chuyên tiếng Anh tại Trường CĐ VHNT Nghệ An " của Th.S Đinh Thị Hương, giảng viên khoa Lý luận đại cương.

Sinh viên hiện nay tại các trường Đại học và Cao đẳng phải học lại những kiến thức tiếng Anh từ các cấp phổ thông, trải qua thời gian dài mà sinh viên đã được học ít nhất 3 năm (hệ 3 năm ), nhiều nhất cũng mất 7 năm (hệ 7 năm ) và việc áp dụng rộng rãi việc học tiếng Anh ở các cấp phổ thông được áp dụng từ đầu những năm 90 của thế kỷ trước (TK 20 ).

Việc áp dụng giáo trình Lifelines,… tại một số trường Đại học và Cao đẳng nói chung và ở trường CĐ Văn hóa Nghệ thuật Nghệ An đã từ nhiều năm nay, điều đó chúng ta nhận thấy việc dạy và học tiếng Anh cho sinh viên vẫn ở trình độ sơ cấp. Nhiều sinh viên không thể nói nổi một câu tiếng Anh đơn giản, vì trong quá trình học tại phổ thông chúng ta chỉ dạy ngữ pháp, từ vựng, ngữ pháp cơ bản nhằm để đối phó các kỳ kiểm tra trong lớp, kỳ thi tốt nghiệp phổ thông.

Mặt khác một số sinh viên ít quan tâm đến môn học này tuy các em nhận thức tiếng Anh quan trọng cho công việc sau này. Chính yếu tố này sinh viên không quan tâm và chú ý ngay từ đầu, đặc biệt sinh viên mới bước vào ngưỡng cửa Đại học, Cao đẳng còn nhiều bỡ ngỡ, sinh viên phải làm quen với môi trường học tập mới, yêu cầu bản thân sinh viên phải nỗ lực nhiều.

Tiếng Anh là một môn quan trọng của trường, trong đó tiếng Anh không chuyên mà Khoa Lý luận Đại cương đảm nhiệm giảng dạy cho toàn thể sinh viên ở một đến hai năm đầu trong giai đoạn cơ bản. Do đó, Khoa Lý luận Đại cương rất chú trọng đến việc đào tạo tiếng Anh cho sinh viên trong giai đoạn này. Qua tham khảo ý kiến, kết quả của sinh viên chưa đạt mức độ cao vì nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó ngay bản thân tiếng Anh là môn học kỹ năng, nếu sinh viên không tập trung học, hoặc không chú ý sẽ ảnh hưởng đến kết quả. Kỹ năng nghe (Listening) là một kỹ năng khó, nếu sinh viên không chú ý, không nghe trước ở nhà thì kết quả sẽ kém, tạo tâm lý chung sinh viên sợ học môn tiếng Anh và từ đó sinh viên cảm thấy giờ học tiếng Anh nhàm chán, không hứng thú học.

Ngoài ra, một số giảng viên chưa có phương pháp truyền đạt phù hợp, chưa cung cấp nhiều dạng học tập khác nhau để kích thích sinh viên hứng thú học, trình độ đầu vào tiếng Anh của các em không đồng đều, thời lượng học trên lớp ít.

Lifelines là giáo trình căn bản và chuẩn mực nhất dành cho người lần đầu tiếp xúc với anh văn. Bộ sách gồm có 3 cuốn: ElementaryPre- intermediate và Intermediate. Trong đó, Elementary là bước đầu tiên, giúp người học tiếp xúc với 4 hình thức chính trong việc học ngoại ngữ đó là Nghe, Nói, Đọc và Viết.

Ngoài Phần Mở đầu, Kết luận và Khuyến nghị, đề tài có các nội dung sau:

- Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

- Việc triển khai các phương pháp nghiên cứu

- Kết quả của việc nghiên cứu

- Các giải pháp

Giáo trình Lifelines bên cạnh những ưu điểm, nó cũng có một số hạn chế. Chẳng hạn, nhiều nội dung quá dễ đối với một số sinh viên khá, giỏi. Trên cơ sở giáo trình Lifelines,  người giáo viên phải không ngừng đổi mới phương pháp giảng dạy, có các giải pháp thích hợp cho từng lớp sao cho đạt kết quả cao nhất. Truyền đạt kiến thức từ giáo trình áp dụng vào giờ học như thế nào để tạo sự hấp hẫn và hứng thú học tiếng Anh. Giảng viên đóng một vai trò rất quan trọng trong việc dạy tiếng Anh. Do đó, bản thân giảng viên phải linh hoạt trong áp dụng các phương pháp nhằm làm cho giờ học tiếng Anh trở nên sinh động. Cách tiếp cận trong phương pháp giảng dạy vẫn là lấy người học làm trung tâm giúp sinh viên nâng cao kỹ năng tiếng Anh, hướng dẫn sinh viên ứng dụng những kỹ năng trong ứng xử cần thiết và chừng mực trong đời sồng hàng ngày. Giảng viên nên thường xuyên tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn dự giờ chéo giữa các đồng nghiệp với nhau nhằm trao đổi thông tin, kinh nghiệm giảng dạy với nhau, nhằm nâng cao kiến thức đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng từ người học. Một mặt, giảng viên cũng cần cập nhật kiến thức để nâng cao và phát triển kỹ năng giảng dạy tiếng Anh đạt hiệu quả cao nhất. Chẳng hạn, trong kỹ năng Speaking, giảng viên cần thực hiện việc tiếp cận trong giao tiếp trong việc dạy và học kỹ năng này. Speaking là một công cụ kết hợp giữa giao tiếp, truyền đạt thông tin và tự diễn đạt từ người nói. Vì đa số người sử dụng kỹ năng nói (speaking) trong tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai hoặc tiếng Anh là ngôn ngữ quốc tế như ở Việt Nam để trao đổi thông tin với những người từ các quốc gia khác nhau và cũng giao tiếp với người nào đó.

Ngoài ra, cơ sở vật chất, tài liệu học tập cũng đóng góp vào sự thành công của môn học. Với trang thiết bị hiện đại như projector, hệ thống âm thanh, mạng truy cập Internet để tạo sự tương tác giữa việc dạy và học.

Các thành viên Hội đồng đã tập trung thảo luận, đưa ra các ý kiến nhận xét về ưu điểm của đề tài đó là mang lại kiến thức bổ ích cho giáo viên tiếng Anh trong quá trình dạy tiếng Anh cho sinh viên. Đồng thời khẳng định đề tài đã được thực hiện nghiêm túc, công phu, có tính lý luận và thực tiễn cao, là tài liệu có giá trị tham khảo tốt cho nhà trường cũng như đội ngũ giảng viên giảng dạy Tiếng Anh. Bên cạnh đó, Hội đồng cũng chỉ ra một số vấn đề còn tồn tại, hạn chế của đề tài chi như lỗi đánh máy, in ấn chưa đẹp...

Đồng thời, Th.S Đinh Thị Hương đã trả lời, làm sáng tỏ những vấn đề mà Hội đồng yêu cầu, đồng thời trân trọng cảm ơn những ý kiến đánh giá khách quan, xác đáng của các thành viên Hội đồng nghiêm thu đã chỉ ra, giúp tác giả  tiếp tục bổ sung, điều chỉnh để đề tài khoa học có chất lượng tốt hơn.

Hội đồng bỏ phiếu đánh giá xếp loại đề tài đạt loại xuất sắc. Kết luận phiên nghiệm thu, Th.S Phạm Thị Hòa, Chủ tịch Hội đồng ghi nhận và đánh giá cao những kết quả đạt được của giáo trình. Th.S Phạm Thị Hòa yêu cầu tác giả tiếp thu đầy đủ những ý kiến đánh giá, nhận xét của Hội đồng để chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện đề tài đạt chất lượng cao hơn và sớm đưa vào thực hiện, phục vụ hiệu quả cho công tác đào tạo, bồi dưỡng của nhà trường.

 

 

 

Bài viết mới

Tin tức nổi bật