Nghiệm thu đề tài Vận dụng ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù cái riêng và cái chung vào công tác tại Trường CĐ VHNT Nghệ An

Thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học năm 2024, chiều ngày 11 tháng 10 năm 2024, Hội đồng nghiệm thu đề tài khoa học Khoa Lý luận đại cương Trường CĐ VHNT Nghệ An tổ chức nghiệm thu đề tài khoa học Vận dụng ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù cái riêng và cái chung vào công tác tại Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Nghệ An của Th.S. Lê Thị Thắng, giảng viên khoa Lý luận đại cương.

Hội đồng đã nghe Th.S Lê Thị Thắng, Chủ nhiệm đề tài - trình bày tóm tắt báo cáo kết quả nghiên cứu.

Cặp phạm trù cái chung và cái riêng là một khái niệm trong triết học Mác-Lênin, dùng để chỉ mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng.

- Cái riêng là phạm trù triết học chỉ một sự vật, hiện tượng nhất định, độc lập với các sự vật, hiện tượng khác. Ví dụ: Một quả táo cụ thể trên bàn là một cái riêng.

- Cái chung là phạm trù triết học chỉ những mặt, những thuộc tính không chỉ có ở một sự vật, hiện tượng mà còn lặp lại trong nhiều sự vật, hiện tượng khác. Ví dụ: Tất cả các quả táo đều có đặc điểm chung là có vỏ, thịt quả và hạt.

- Mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng rất chặt chẽ:

+ Cái chung tồn tại trong cái riêng và thông qua cái riêng để thể hiện sự tồn tại của mình.

+ Cái riêng tồn tại trong mối liên hệ với cái chung và không có cái riêng nào tồn tại độc lập hoàn toàn.

Ý nghĩa phương pháp luận của cái chung và cái riêng là gì?

Ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù cái chung và cái riêng trong triết học Mác-Lênin rất quan trọng, giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bản chất của sự vật, hiện tượng và định hướng trong nghiên cứu khoa học cũng như trong thực tiễn đời sống. Dưới đây là một số ý nghĩa chính:

- Giúp hiểu rõ bản chất của sự vật, hiện tượng: Việc phân tích mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng giúp chúng ta nhận biết và phân biệt các đặc điểm chung và riêng của sự vật, hiện tượng. Điều này giúp hiểu sâu hơn về cấu trúc và đặc tính của chúng.

- Định hướng trong nghiên cứu khoa học: Phương pháp luận này giúp các nhà khoa học xác định các quy luật chung và riêng của các hiện tượng tự nhiên và xã hội, từ đó đưa ra các giả thuyết và lý thuyết khoa học chính xác hơn.

- Cơ sở cho việc phân loại và tổng hợp thông tin: Nhận biết cái chung và cái riêng giúp chúng ta phân loại và tổng hợp thông tin một cách hệ thống, logic, từ đó dễ dàng hơn trong việc nghiên cứu và ứng dụng vào thực tiễn.

- Ứng dụng trong thực tiễn đời sống: Trong quản lý và điều hành, việc hiểu rõ mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng giúp đưa ra các quyết định phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể, đảm bảo tính hiệu quả và khả thi.

- Phát triển tư duy biện chứng: Phương pháp luận này giúp phát triển tư duy biện chứng, tức là khả năng nhìn nhận sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ qua lại, tác động lẫn nhau, từ đó có cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về thế giới xung quanh.

Các thành viên Hội đồng đã tập trung thảo luận, đưa ra các ý kiến nhận xét về những ưu điểm, những kết quả mà đề tài đạt được đồng thời khẳng định đề tài đã được biên soạn nghiêm túc, công phu, có tính thực tiễn cao, là tài liệu có giá trị tham khảo tốt cho sinh viên nhà trường cũng như đội ngũ giảng viên chính trị.

Tại buổi làm việc, Th.S Lê Thị Thắng đã trả lời, làm sáng tỏ những vấn đề mà Hội đồng yêu cầu, đồng thời trân trọng cảm ơn những ý kiến đánh giá khách quan, xác đáng của các thành viên Hội đồng nghiêm thu đã chỉ ra, giúp tác giả tiếp tục bổ sung, điều chỉnh để giáo trình có chất lượng tốt hơn.

Hội đồng bỏ phiếu đánh giá xếp loại đề tài đạt loại xuất sắc. Kết luận phiên nghiệm thu, TS Phạm Thị Thanh Nga, Chủ tịch Hội đồng ghi nhận và đánh giá cao những kết quả đạt được của đề tài. Đồng thời yêu cầu tác giả tiếp thu đầy đủ những ý kiến đánh giá, nhận xét của Hội đồng để chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện đề tài đạt chất lượng cao hơn và sớm đưa vào thực hiện, phục vụ hiệu quả cho công tác đào tạo, bồi dưỡng của nhà trường.

 

 

Bài viết mới

Tin tức nổi bật