Ô nhiễm môi trường đã và đang đe dọa đến đa dạng sinh học, làm biến đổi khí hậu và nhiều hệ lụy khác đến môi trường sống và con người là đối tượng phải gánh chịu trực tiếp. Do vậy, ngay từ lúc này cần nâng cao việc giáo dục về ý thức bảo vệ môi trường của học sinh và sinh viên. Đây được xem là một giải pháp bảo vệ môi trườnghữu hiệu trong tương lai.
Theo các thống kê cho thấy, song song với sự phát triển của công nghiệp hóa hiện đại hóa, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện… là tình trạng ô nhiễm môi trường lại ngày càng diễn biến phức tạp. Tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay không chỉ là vấn đề riêng rẻ của một khu vực nào cả, mà đây là vấn đề chung của khắp nơi trên thế giới, từ đô thị đến nông thôn, từ miền núi đến đồng bằng và miền biển, cả nguồn nước và không khí,…
Các nghiên cứu tổ chức bảo vệ môi trường đã cho thấy ở nước ta có đến 70% các con sông, 45% vùng ngập nước, 40% các bãi biển đã bị ô nhiễm và hủy hoại môi trường. Bên cạnh đó, có đến 70% các làng nghề ở nông thôn đang đứng trước nguy cơ ô nhiễm nghiêm trọng. Không chỉ ô nhiễm, tình trạng nước biển xâm nhập vào đất liền, đồi trọc và sự suy thoái các nguồn gien động thực vật đang có chiều hướng gia tăng là hệ quả của việc hủy hoại môi trường.
Do vậy, bảo vệ môi trường hơn bao giờ hết đã trở thành nhiệm vụ cấp bách không phải của từng cá nhân nào mà đây là nhiệm vụ của toàn xã hội. Cán bộ, giảng viên Trường CĐ VHNT Nghệ An ý thức sâu sắc điều đó và có các giải pháp kịp thời nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh, sinh viên là giải pháp bảo vệ môi trường lâu dài.
Học sinh, sinh viên là những “mầm non”, là những thế hệ sẽ kế thừa nhiệm vụ bảo vệ môi trường trong tương lai. Do vậy, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh và sinh viên là vô cùng quan trọng.
Song, thực tế hiện nay cho thấy vấn đề giáo dục ý thức và trang bị kiến thức về bảo vệ môi trường trong nhà trường chưa được chú trọng đúng mức, hay đúng hơn bảo vệ môi trường chưa được xem là một môn học “chính quy” tại các trường phổ thông (ngoại trừ một số trường đại học, cao đẳng có môn học chuyên ngành về môi trường). Hơn nữa, mặc dù các cuộc thi bảo vệ môi trường được tổ chức song nhìn chung vẫn chỉ mang tính hình thức.
Một số biện pháp mà cán bộ, giảng viên đã thực hiện trong nhà trường:
1. Kết hợp lồng ghép giáo dục môi trường vào các môn học
Nội dung giáo dục môi trường được thể hiện ở tất cả các môn học, lý luận đại cương, lý luận chuyên ngành, thực hành,… và gắn vào từng bài cụ thể. Thông qua hoạt động ngoại khóa và các hoạt động tập thể, nội dung giáo dục và bảo vệ môi trường cho học sinh hết sức đa dạng và hiệu quả. Ngoài ra, thông qua các cuộc thi trong quy mô nhà trường, giáo dục học sinh thái được trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ môi trường. Từ đó, các em có thái độ và hành vi đúng đắn với việc bảo vệ môi trường, hình thành cho các em tinh thần trách nhiệm trước môi trường đang bị đe dọa.
2. Lý thuyết đi đôi với thực hành
Để công tác giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong các trường học mang lại hiệu quả cao, nhà trường cần thực hiện công tác “học đi đôi với hành” như: tổ chức những buổi trồng và chăm sóc cây xanh, thu gom rác thải trên đường, vệ sinh trường lớp và xử lý ống thoát nước bị tắc trong khuôn viên nhà trường,… Đoàn trường thường xuyên tổ chức ngày Chủ nhật xanh, huy động toàn thể sinh viên nhà trường tham gia vệ sinh, dọn dẹp sân trường cũng như các con đường đến trường. Ngoài ra, nhà trường có thể tổ chức các diễn đàn về môi trường để học sinh tham gia một cách dân chủ, giáo dục học sinh có ý thức tiết kiệm năng lượng như điện và nước, khuyến khích học sinh có các ý tưởng sáng tạo tái chế rác,…
Để sinh viên, học sinh thực hiện thì giáo viên cần phải thực hiện tốt công tác trong việc bảo vệ môi trường để làm gương, bên cạnh đó khuyến khích học sinh tự giám sát việc bảo vệ môi trường của nhau, từ đó nhắc nhở, tuyên dương kịp thời các hành vi, hoạt động thân thiện với môi trường. Nhà trường cũng cần ban hành những quy định cụ thể về việc bảo vệ cảnh quan môi trường lớp học, nhà trường, đường phố,… Qua đó, đưa ý thức bảo vệ môi trường thành một tiêu chí để đánh giá, xếp loại giáo viên, học sinh, sinh viên.
3. Tại nhà trọ và gia đình của học sinh, sinh viên:
Phòng Công tác – học sinh sinh viên của nhà trường đã tích cực tuyên truyền để sinh viên có ý thức hơn trong vệ sinh phòng trọ của mình. Ngoài ra, các bậc phụ huynh cũng cần nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường thông qua các việc làm đơn giản tại nhà. Đơn giản nhất là việc sử dụng các gói men vi sinh để xử lý hầm cầu bị đầy thay vì dùng các gói bột hóa chất thông cống độc hại. Theo các chuyên gia về môi trường: “Nếu so với các sản phẩm hóa chất thì sử dụng các sản phẩm vi sinh là giải pháp tốt nhất trong xử lý bể phốt, thông tắc bồn rửa bát và các vấn đề gây tắc nghẽn ống thoát nước trong gia đình. Đây là giải pháp sử dụng công nghệ phân hủy sinh học, nên thời gian xử lý được rút ngắn, hiệu quả triệt để, quan trọng hơn là an toàn với môi trường sống, con người và cả vật nuôi trong nhà”.