Đưa âm nhạc truyền thống đến với học sinh, sinh viên

Âm nhạc dân tộc đang được bảo tồn phát huy ra sao, làm thế nào để âm nhạc truyền thống Việt Nam có sức sống thực sự giữa dòng chảy hội nhập...

   

Sân khấu truyền thống, âm nhạc dân tộc từ khi ra đời tự thân nó đã sinh sôi, phát triển, vì nó gắn liền với đời sống dân gian. Tuy nhiên đến lúc này, khi có nhiều loại hình nghệ thuật, giải trí hiện đại hơn thì âm nhạc dân tộc cần phải được bảo tồn và tạo cho nó sức sống riêng. Để làm được việc này rất cần đến sự tham gia làm nhạc, chơi nhạc của người trẻ. Chúng ta nên có cái nhìn cởi mở với cách làm, cách chơi nhạc dân tộc của họ. Nên chấp nhận nhiều cách thể hiện, sáng tạo nhạc dân tộc khác nhau, miễn sao phải giữ được cái gốc và được khán giả đón nhận, chứ không phải mang đi giới thiệu, giao lưu là nhạc dân tộc sẽ có đất sống.

Ở Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Nghệ An, sinh viên theo học chuyên ngành nhạc cụ dân tộc của trường hệ Cao đẳng được giảm 70% học phí so với sinh viên các ngành khác. Còn học hệ trung cấp được miễn giảm 100% học phí. Ngoài miễn giảm học phí, người học còn có chế độ hỗ trợ hàng tháng; chế độ học bổng. Đây là một chính sách kịp thời và rất cần thiết để thu hút sinh viên đến với âm nhạc dân tộc.

Việc đưa âm nhạc dân tộc đến với khán giả trẻ cũng đang bắt đầu được ngành giáo dục quan tâm, trong đó có nội dung phối hợp biểu diễn và giảng dạy trong môi trường học đường... Tuy các hoạt động này ở Nghệ An mới chỉ bắt đầu, việc giáo dục âm nhạc dân tộc trong nhà trường nếu được tổ chức hấp dẫn thì đây chính là một trong những phương pháp tốt để truyền tình yêu âm nhạc đến với người trẻ.


 

Liên kết hữu ích

TUYỂN SINH TRỰC TUYẾN

THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ

THÔNG BÁO HỌC SINH, SINH VIÊN

VĂN BẢN

Điểm thi

Thiết kế website tại Vinh

công ty quảng cáo tại nghệ an