GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TRƯỜNG CAO ĐẲNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT NGHỆ AN (NGHE AN CULTURAL AND ART COLLEGE)

I. CƠ CẤU, TỔ CHỨC CỦA NHÀ TRƯỜNG

1. Năm thành lập:

        Trường Văn hóa  Nghệ thuật Nghệ An được thành lập theo Quyết định số: 126/QĐ-UB ngày 01 tháng 6 năm 1967 của UBND tỉnh Nghệ An. Trường được nâng cấp thành Trường Cao đẳng Văn hóa - Nghệ thuật Nghệ An theo Quyết định số: 1507/QĐ-BGD&ĐT-TCCB ngày 23/3/2004 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo.

 Tên gọi: Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Nghệ An (Nghe An College of Culture and Arts). Cơ quan chủ quản: Ủy ban Nhân dân Tỉnh Nghệ An.

 Địa chỉ: Số 35, Đường Phùng Chí Kiên - Hưng Lộc - TP Vinh - Nghệ An.

 Điện thoại: 0383.565.882; fax:0383.569.571

 E-mail: cdvhntna@vnn.vn; Website: http://www.vhna.edu.vn

2. Chức năng, nhiệm vụ:

Đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ ngành Văn hoá, Nghệ thuật và Du lịch; Giáo viên âm nhạc, mỹ thuật ngành giáo dục trình độ cao đẳng và các trình độ khác.

Thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học góp phần phát triển sự nghiệp văn hoá - nghệ thuật và du lịch, giáo dục - đào tạo; bảo tồn, khai thác kho tàng di sản văn hoá các vùng miền, xây dựng đời sống văn hoá cơ sở, tham gia giải quyết những vấn đề kinh tế - xã hội của tỉnh, của khu vực và nhu cầu chung của cả nước.

3. Cơ cấu tổ chức:

a) Tổ chức bộ máy:

- Ban Giám hiệu: 2 đ/c (Hiệu trưởng: ThS. Lê Vũ Anh; Phó Hiệu trưởng: ThS. Nguyễn Thị Thanh Đức).

- 04 khoa: Khoa Âm nhạc & Sư phạm Âm nhạc, Khoa Mỹ thuật & Sư phạm Mỹ thuật, Khoa Nghiệp vụ văn hóa & Du lịch, Khoa Lí luận đại cương.

- 04 phòng chức năng: Phòng Đào tạo, Phòng Tổ chức - Hành chính - Tổng hợp, Phòng Công tác chính trị và Quản lí HSSV, Phòng Thanh tra - Đảm bảo chất lượng - NCKH &HTQT.

- 01 Trung tâm: Trung tâm Nghệ thuật Acapella.

- Các tổ chức Đảng và Đoàn thể:

+ Đảng bộ trực thuộc Thành uỷ Vinh, gồm: 4 chi bộ trực thuộc (41 đảng viên).

+ Công đoàn thuộc Liên đoàn Lao động tỉnh Nghệ An (86 đoàn viên).

+ Đoàn thanh niên Cộng sản HCM trực thuộc Tỉnh Đoàn Nghệ An  (trên 1.000 đoàn viên). 

b)  Đội ngũ cán bộ và trình độ:

- Biên chế được giao: 90;

- Hiện có: 82 người, gồm giảng viên:  61 người; nhân viên hành chính:  21 người (CB nữ: 53; CB trẻ: 60).

- CB hợp đồng: 04 người (1 ThS, 3 đại học).

- Về trình độ:  Trình độ sau đại học: 52/61 giảng viên (chiếm tỉ lệ 78%),  trong  đó có: 03 TS (1 PGS), 3 nghiên cứu sinh;  Trình độ đại học: 20.

 - Đội ngũ GV thỉnh giảng: 28 người (gồm các PGS, TS, ThS, NSƯT, NSND).

 II. CÁC MẶT CÔNG TÁC VÀ NĂNG LỰC CỦA TRƯỜNG

1. Công tác đào tạo:

1.1. Về các mã ngành đào tạo:

a)  Các ngành  đào tạo chính quy

     Chương trình đào tạo của nhà trường, từ khi thành lập đến nay, ngày càng được bổ sung, điều chỉnh, tăng quy mô và chất lượng, phát huy năng lực của người học và đáp ứng nhu cầu xã hội. Cụ thể:

       - Hệ cao đẳng ngành (10 mã ngành):

       + 10 mã ngành cao đẳng chính quy: Thanh nhạc, Biểu diễn nhạc cụ truyền thống, Biểu diễn nhạc cụ phương Tây; Đồ hoạ, Hội hoạ; Quản lý văn hoá, Khoa học thư viện, Việt Nam học (Hướng dẫn viên du lịch); Sư phạm Âm nhạc (trong đó có chuyên ngành: Sư phạm nhạc họa mầm non); Sư phạm Mỹ thuật.

      + 08 mã ngành cao đẳng liên thông chính quy: Quản lý văn hoá, Khoa học thư viện, Sư phạm âm nhạc, Sư phạm Mỹ thuật, Việt Nam học (Hướng dẫn viên du lịch), Biểu diễn nhạc cụ truyền thống, Thanh nhạc, Hội hoạ.

       - Hệ cao đẳng nghề (5 mã nghề):

      Có 05 mã nghề cao đẳng thuộc lĩnh vực du lịch: Quản trị nhà hàng, Quản trị khách sạn, Quản trị lữ hành, Hướng dẫn du lịch, Chế biến món ăn.

       - Hệ trung cấp chính quy (9 mã ngành): Nghệ thuật biểu diễn dân ca, Năng khiếu âm nhạc tuổi nhỏ, Năng khiếu mỹ thuật tuổi nhỏ, Năng khiếu múa tuổi nhỏ, Nghệ thuật biểu diễn múa dân gian dân tộc,  Thanh nhạc, Biểu diễn nhạc cụ truyền thống, Biểu diễn nhạc cụ phương Tây, Diễn viên múa,

 b) Hệ liên kết đào tạo đại học: 

        Liên kết với các trường Đại học đào tạo 5 mã ngành trình độ đại học: Quản lí văn hóa, Khoa học thư viện, Mỹ thuật,  Sư phạm âm nhạc, Sư phạm mỹ thuật (với các trường: Trường Đại học Văn hóa, Đại học  Sư phạm Hà Nội, Đại học Mỹ thuật Việt Nam, Đại học Sư phạm Nghệ thuật TW). Hiện đang đào tạo liên thông với Học viện Âm nhạc Hà Nội, Đại học Văn hóa Hà Nội, Đại học Nghệ thuật Huế…

c) Hệ bồi dưỡng năng khiếu tuổi nhỏ:

      Gồm các lớp học:  Nghiệp vụ sư phạm, Nghiệp vụ sư phạm mầm non, Văn thư lưu trữ, Hướng dẫn du lịch; Thanh nhạc, Nhạc cụ, Múa, Hội họa, Aerobic; Tin học; Ngoại ngữ, Thiết kế thời trang, Chụp ảnh, Kỹ năng sống… Các hệ này ngày càng phát triển, thu hút người học và tạo được uy tín lớn đối với nhân dân.  Trường trở thành một địa chỉ tin cậy, đáp ứng nhu cầu của xã hội, là vườn ươm tài năng trẻ của tỉnh nhà… 

 1.2. Về công tác tuyển sinh và chất lượng đào tạo

     - Chỉ tiêu giao hàng năm là 1.200 HSSV (tất cả các hệ: chính quy, liên thông, liên kết, đào tạo lại, bồi dưỡng). Hàng năm trường tuyển sinh được khoảng: 900 đến 1.200 HSSV tất cả các hệ, trung bình hàng năm đạt: 75-80% chỉ tiêu.

     - Địa bàn tuyển sinh chủ yếu là Nghệ An và Hà Tĩnh, một số SV các tỉnh: Thanh Hóa, Quảng Bình, Quảng Trị, Đắc Lắc…

     - Chất lượng đào tạo đáp ứng tốt nhu cầu xã hội, nhiều SV có năng khiếu, đạt nhiều giải cao trong các Hội thi, Hội diễn âm nhạc (Huy chương vàng; giải nhất, nhì Sao Mai…), Triển lãm mỹ thuật, Hội thi du lịch…

     - SV ra trường đa số có việc làm đúng chuyên môn (75%); nhiều SV thành đạt (chủ doanh nghiệp, cán bộ quản lý các đơn vị…).

2.  Công tác nghiên cứu khoa học

a) Về đội ngũ:  Trường có đội ngũ nghiên cứu có trình độ chuyên môn vững (76 % có trình độ sau đại học), trong đó có các PGS.TS, các chuyên gia về lĩnh vực văn hóa, âm nhạc, mỹ thuật, có nhiều nhạc sỹ, họa sỹ, nghệ sỹ, nhà điêu khắc.

b) Về lĩnh vực nghiên cứu khoa học:

     - Lĩnh vực các đề tài nghiên cứu: Nghiên cứu ứng dụng khoa học phục vụ cho phát triển sự nghiệp Văn hoá - Nghệ thuật - Du lịch, Giáo dục & Đào tạo, gồm: Sưu tầm, khai thác, nghiên cứu, gìn giữ bản sắc văn hoá xứ Nghệ, phát huy truyền thống văn hoá các dân tộc (Nghiên cứu văn hóa địa phương, Văn hóa các dân tộc miền Tây Nghệ An, Dân ca Nghệ Tĩnh, tiềm năng du lịch Nghệ An và khu vực).

    - Lĩnh vực sáng tác: âm nhạc, mỹ thuật, gồm: các tác phẩm phục vụ cho việc học tập, tổ chức biểu diễn, triển lãm, tham gia các Hội thi, Hội diễn…

     - Lĩnh vực phục vụ trực tiếp dạy học: các giáo trình, tập bài giảng, sách chuyên khảo, chuyên luận…

c) Kết quả đạt được (trong 5 năm gần đây):

- Có 3 đề tài cấp Bộ (đã nghiệm thu), 1 đề tài cấp tỉnh (Nghiên cứu dân ca Ví, Gặm Nghệ Tĩnh và ứng dụng kết quả nghiên cứu vào giảng dạy, học tập dân ca trong nhà trường, đang thực hiện)

- Có hàng chục bài viết đang trên các tập chí khoa học chuyên ngành ở TW; tham gia nhiều hội thảo, hội nghị khoa học quốc tế và trong nước…

- Hàng năm, có từ 30- 40 đề tài cấp trường được nghiệm thu và đưa vào ứng dụng trong dạy học và đời sống xã hội tại địa phương…

3. Công tác đối ngoại

a) Trong nước:

- Là thành viên của Hiệp hội văn hóa du lịch châu Á – Thái Bình dương, Hiệp hội các trường ĐH- CĐVN; Có quan hệ hợp tác trao đổi chuyên môn, nghề nghiệp với tất cả các trường Văn hóa Nghệ thuật trong cả nước và các trường Đại học, Học viện ở TP. Vinh, Hà Nội, Huế, TP. HCM…

- Liên kết với Trường Đại học Văn hoá Hà Nội, Nhạc viện Hà Nội, Trường Đại Mỹ thuật Hà Nội, Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung Ương, Nhạc viện Huế, Đại học Nghệ thuật Huế... đào tạo đội ngũ các bộ cho ngành văn hoá nghệ thuật và du lịch có trình  độ đại học.

b) Ngoài nước:

     Từ 2012 đến nay, Trường đã có quan hệ trao đổi chuyên môn, hỗ trợ đào tạo với các trường Ba Lan (Đại học Zielona Gora), Thái Lan (Trường Đại học Mahasarakham) và một số chuyên gia nghệ thuật Thụy Điển (qua sự giới thiệu của trường ĐH Nghệ thuật Huế).

4. Cơ sở vật chất:

   a) Diện tích: Trường có diện tích đất được cấp là 17,6 ha, gồm:

- Cơ sở 1: tại số 35, đường Phùng Chí Kiên, Tp Vinh (1 ha)

- Cơ sở 2: tại xóm 16, xã Hưng Lộc, Tp Vinh (1 ha)

- Cơ sở 3: tại xã Nghi Thạch, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An (15,6 ha)

- Hiện trường có đủ các phòng học chuyên ngành, khu làm việc, hội trường, sân khấu ngoài trời, các thiết bị dạy học hiện đại, môi trường khang trang.

- Trường đang xây dựng nhà học chuyên ngành (5 tầng), ký túc xá (4 tầng) tại cơ sở 2 (hiện có chỗ ở cho HSSV khoảng 100 chỗ).

b) Thư viện, giáo trình, sách, tài liệu tham khảo:

- Tổng diện tích thư viện: 1000 mtrong đó diện tích phòng đọc: 200 m2

- Số chỗ ngồi: 250; Số lượng máy tính phục vụ tra cứu: 35

- Phần mềm quản lý thư viện:  ILIBme  

- Thư viện điện tử:  01 thư viện điện tử

- Tổng số sách trong kho: 10.000 tên sách, 25.000 bản sách

III. NHỮNG MỐC SON ĐÁNG NHỚ VÀ THÀNH TÍCH KHEN THƯỞNG

VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

1. Những mốc son đáng nhớ

1. Năm 1967, UBND tỉnh Nghệ An kí quyết định thành lập Trường Nghiệp vụ Văn hóa -Thông tin Nghệ An.

2. Năm 1979, UBND tỉnh Nghệ An kí quyết định thành lập Trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Nghệ An trên cơ sở Trường Nghiệp vụ Văn hóa –Thông tin Nghệ An.

3. Năm 1994, UBND tỉnh quyết định nâng cấp từ trường chuyên nghiệp loại II lên trường loại I.

4. Năm 2004, Bộ Giáo dục và Đào tạo kí quyết định thành lập Trường  Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Nghệ An trên cơ sở Trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Nghệ An.

5. Năm 2012, UBND tỉnh phê duyệt Đề án “Xây dựng và phát triển Trường Cao đẳng VHNT Nghệ An giai đoạn 2012- 2020”, trong đó nêu rõ lộ trình nâng cấp trường thành trường Đại học và xây dựng trường thành một trong những Trung tâm đào tạo đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh và khu vực Bắc Trung bộ.

2. Các danh hiệu được tặng thưởng

      Ghi nhận sự phấn đấu và cống hiến của các cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên Trường Văn hóa Nghệ thuật Nghệ An, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam, Chính phủ, Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ VHTT và DL, TW Đoàn Lao động Việt Nam, UBND tỉnh, Liên đoàn lao động tỉnh đã tặng thầy trò các thế hệ nhà trường nhiều danh hiệu, phần thưởng cao quý: Huân chương Lao động hạng Nhì, Huân chương Lao động hạng Ba, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GDĐT; Bằng khen của Tổng Liên đoàn LĐ Việt Nam; Bằng khen của TW Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Bằng khen của UBND tỉnh Nghệ An… Hàng chục Huy chương Vàng, huy chương Bạc, huy chương Đồng qua các  kỳ Hội thi, Hội diễn, Liên hoan, Triển lãm nghệ thuật Quốc gia và khu vực…

3. Định hướng phát triển

      Trong gần nửa thế kỷ xây dựng và phát triển, CBGV nhà trường đã vượt mọi khó khăn, đã có những bước tiến, phát triển ổn định và bền vững mọi mặt. Trong hệ thống các trường Văn hóa Nghệ thuật cả nước, Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Nghệ An là một trong những trường có uy tín, khẳng định được thương hiệu về chất lượng đào tạo và phục vụ xã hội, xứng đáng là nơi ươm mầm và chắp cánh những tài năng!

       Hiện nay, thông qua nhiều giải pháp, nhà trường đã có chất lượng đội ngũ, chất lượng đào tạo của trường được nâng lên, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Cơ sở vật chất đã phần nào đáp ứng nhu cầu đào tạo và làm việc; công tác nghiên cứu khoa học, đối ngoại đã có những bước chuyển biến và  đã có những kết quả bước đầu. Nhìn chung, nhà trường đã phấn đấu hội đủ các điều kiện cơ bản của một trường cao đẳng (về tổ chức bộ máy, chất lượng đội ngũ, chất lượng và quy mô đào tạo, vai trò của trường đối với xã hội) và có thể nâng cấp thành trường đại học. Vì vậy, UBND tỉnh Nghệ An đã và đang chỉ đạo Trường xây dựng Đề án nâng cấp thành Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Vinh trên cơ sở Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Nghệ An, giai đoạn 2015-2020 và những năm tiếp theo. Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, nhà trường cố gắng chuẩn hóa và nâng cao chất lượng đội ngũ; chất lượng đào tạo; xây dựng cơ sở vật chất đồng bộ, nâng cấp thành trường Đại học để trở thành một trong những trung tâm đào tạo, nghiên cứu, cung cấp nguồn nhân lực văn hóa, thể thao và du lịch chất lượng cao của tỉnh và khu vực Bắc Trung Bộ, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và sự nghiệp xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

    

 

 

 

Bài viết mới

Liên kết hữu ích

TUYỂN SINH TRỰC TUYẾN

THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ

THÔNG BÁO HỌC SINH, SINH VIÊN

VĂN BẢN

Điểm thi

Thiết kế website tại Vinh

công ty quảng cáo tại nghệ an