Những công việc dành cho người yêu nghệ thuật

Bạn là người yêu nghệ thuật? Nhưng không dễ dàng để bạn có thể trở thành một nghệ sĩ hoặc bạn gặp khó khăn trong vấn đề tìm việc.

Nếu bạn là một người tỉ mỉ, cẩn trọng và tập trung vào những việc làm mang tính chi tiết, thì bạn nên chọn nghề biên tập viên. Mặc dù trách nhiệm là khác nhau, tùy thuộc vào ngành nghề và chức danh công việc cụ thể nhưng có thể nói vai trò của tất cả các biên tập viên là chuẩn bị nội dung để xuất bản.

Đôi khi, trách nhiệm của một biên tập viên sẽ nghiêng về định hướng chi tiết hơn. Chẳng hạn, họ sẽ là người kiểm tra để đảm bảo các bài viết không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp, dấu câu. Họ cũng có thể xem tác phẩm có tuân thủ phong cách, giọng điệu và quy tắc đặt ra hay không. Các biên tập viên cũng thường sửa đổi để đảm bảo một câu chuyện, bài viết, cuốn sách hoặc phần nội dung dễ đọc và dễ hiểu hơn.

Khả năng chỉnh sửa đòi hỏi sự sáng tạo cao. Các biên tập viên là người có cái nhìn toàn cảnh về nội dung, lên kế hoạch cho những câu chuyện cần viết và làm việc với nhà văn để tạo ra kịch bản tốt nhất có thể. Trong quá trình xuất bản, các biên tập viên cũng có thể làm việc với nhà văn để củng cố câu chuyện thông qua các phiên bản, bao gồm chỉnh sửa, thêm và thay đổi nội dung khi cần thiết…

Khi tìm việc trong lĩnh vực biên tập, bạn sẽ gặp phải nhiều ứng viên cạnh tranh. Để có được công việc mơ ước, bạn cần có kinh nghiệm hoặc bằng cấp về lĩnh vực liên quan như nhân viên marketing, truyền thông, báo chí. Hầu hết các biên tập viên đi lên từ vai trò nhà văn, phóng viên hoặc trợ lý biên tập. Do đó, kinh nghiệm làm việc trong xuất bản với vai trò thực tập hoặc kinh nghiệm cộng tác viên cho các tờ báo cũng rất có lợi.

 

Nhà thiết kế nội thất (Interior Designer)

Nếu bạn có khiếu nghệ thuật và kỹ năng trong việc thiết kế, thay vì hạn chế sở trường ấy trong các khung vẽ thì tại sao bạn không áp dụng nó cho việc tạo ra một không gian vật lý sống động hơn? Đó chính xác là những gì một nhà thiết kế nội thất làm.

Những người này tìm được việc làm trong các dịch vụ thiết kế chuyên ngành, dịch vụ kiến ​​trúc và kỹ thuật, cửa hàng nội thất, trung tâm thương mại và xây dựng nhà ở…
Khi bắt đầu, các nhà thiết kế nội thất phải tự tìm các dự án mới để làm việc và có được khách hàng. Để làm được điều này, họ phải có kỹ năng lắng nghe và giao tiếp tuyệt vời để xác định nhu cầu và mục tiêu của khách hàng, đồng thời thuyết phục họ rằng bạn là nhà thiết kế phù hợp nhất. Các nhà thiết kế nội thất phải sử dụng trí tưởng tượng của mình để đáp ứng các chức năng cần thiết và sự mong muốn về không gian của chủ nhân. Đó có thể là về chủ đề màu sắc, sơn tường hoặc tấm phủ, đồ nội thất, ánh sáng và hệ thống ống nước, sàn và phong cách thiết bị… Ngoài ra, thiết kế của họ phải an toàn, tuân thủ các quy tắc xây dựng và các quy định khác.

Khi lựa chọn sự nghiệp này, bạn sẽ cần một nền tảng chuyên sâu về bản vẽ, thiết kế nội thất và thiết kế hỗ trợ máy tính (CAD). Để phát triển các kỹ năng trên, hầu hết các ứng viên sẽ theo học các khóa về thiết kế nội thất một cách chuyên nghiệp. Một số chương trình thậm chí còn chuyên sâu hơn, tập trung vào các chủ đề như nhà bếp và phòng tắm.

Nhà thiết kế thời trang (Fashion Designer)

Không phải tất cả các tác phẩm nghệ thuật đều được treo trên tường, trong phòng trưng bày. Nếu bạn thao tác các kỹ năng nghệ thuật của mình trên máy tính để tạo ra những bản phác thảo, bạn có thể chọn làm công việc thiết kế quần áo, trang phục, giày dép và phụ kiện.

Các nhà thiết kế thời trang tham gia vào tất cả các quá trình tạo ra trang phục. Họ phát triển các chủ đề và ý tưởng để truyền cảm hứng cho bộ sưu tập, tạo ra các bản phác thảo thể hiện thiết kế của họ và chọn các loại vải, hoa văn, màu sắc… cho quần áo. Họ hợp tác với các thành viên khác trong nhóm thiết kế để phát triển một sản phẩm thực tế.

Các nhà thiết kế thời trang phải nghiên cứu các xu hướng phong cách hiện tại để giúp họ tìm ra những thiết kế nào sẽ thu hút khách hàng. Nếu bạn muốn trở thành một nhà thiết kế thời trang, bạn không nên chỉ dừng lại ở kỹ năng vẽ mà cần phải có sự tinh tế, sáng tạo.

Giám đốc nghệ thuật (Art Director)

Sở trường của bạn là thiết kế?

Bạn có thể truyền đạt ý tưởng thông qua nghệ thuật thị giác, từ hình ảnh đến tranh vẽ và bạn trình bày nghệ thuật đó theo các bố cục quy định? Giám đốc nghệ thuật sẽ là gợi ý công việc tuyệt vời để bạn tận dụng tài năng của mình.

Họ là các chuyên gia đưa những yếu tố hình ảnh đi vào quảng cáo, xuất bản, đưa ảnh động vào phim ảnh… Họ đưa ra nhận định về cách thiết kế sẽ trông như thế nào và các nhà thiết kế đồ họa, nhiếp ảnh gia hoặc các nhà xây dựng sẽ làm việc để đạt được điều đó. Mặc dù tài năng thiết kế là yếu tố quyết định thành công của một giám đốc nghệ thuật, nhưng họ cũng cần xử lý các công việc liên quan đến kinh doanh như giao tiếp với khách hàng, làm việc với các bộ phận khác có liên quan đến dự án, lập và báo cáo ngân sách…

Hầu hết các giám đốc nghệ thuật bắt đầu như những chuyên gia sáng tạo trong mỹ thuật, nhiếp ảnh, chỉnh sửa hoặc thiết kế đồ họa. Ngoài việc đào tạo để có được bằng cử nhân trong môn học đã chọn, họ sẽ dành một đến hai năm cho việc trau dồi kinh nghiệm và bắt đầu lập kế hoạch cho một bước tiến mới trong sự nghiệp.

Nhà văn kỹ thuật (Technical Writer)

Ở Hoa Kỳ, những người biết cách biến khả năng viết lách của bản thân vào công việc liên quan đến kỹ thuật có mức thu nhập cao gấp đôi người bình thường.

Các nhà văn kỹ thuật là người tạo ra văn bản được sử dụng để truyền đạt thông tin kỹ thuật, chẳng hạn như hướng dẫn sử dụng, công dụng, các câu hỏi thường gặp… cho sản phẩm/ dịch vụ. Hầu hết họ làm việc trong ngành dịch vụ khoa học và kỹ thuật hoặc các ngành công nghiệp sản xuất và thông tin.

Để trở thành một nhà văn kỹ thuật giỏi đòi hỏi bạn phải suy nghĩ về đối tượng của mình và tìm ra những gì họ cần biết khi sử dụng sản phẩm một cách an toàn và hiệu quả. Vai trò này cũng liên quan đến việc nghiên cứu thiết kế, phát triển và sử dụng sản phẩm.

Viết ra thông tin kỹ thuật phức tạp theo những cách đơn giản, dễ tiếp cận và dễ hiểu là mấu chốt của công việc này. Họ có thể truyền đạt thông qua hình ảnh, ngôn ngữ, âm thanh… làm sao để thông tin đến với khách hàng một cách dễ dàng nhất.

Nhà văn kỹ thuật cần cả kỹ năng giao tiếp lẫn kiến ​​thức kỹ thuật. Trên thực tế, nhiều nhà văn kỹ thuật bắt đầu sự nghiệp của họ trong các ngành kỹ thuật này, thường là chuyên gia nghiên cứu hoặc trợ lý.

Ngoài ra, còn một vài gợi ý công việc liên quan đến nghệ thuật bạn có thể tìm hiểu và cân nhắc lựa chọn như: Nghệ sĩ đa phương tiện hoặc hoạt hình (Multimedia Artist or Animator), Nhà văn chuyên nghiệp (Professional Writer), Graphic Designer (Người thiết kế đồ họa)… Hãy nhớ rằng, không nhất thiết phải trở thành một nghệ sĩ, bạn vẫn có thể hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật mà mình đam mê.

Liên kết hữu ích

TUYỂN SINH TRỰC TUYẾN

THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ

THÔNG BÁO HỌC SINH, SINH VIÊN

VĂN BẢN

Điểm thi

Thiết kế website tại Vinh

công ty quảng cáo tại nghệ an