Ngày 14/11/2024, hội đồng khoa học nhà trường đã nghiệm thu đề tài Thực trạng và giải pháp khai thác sản phẩm OCOP tỉnh Nghệ An phục vụ du lịch của Th.S Nguyễn Thị Lương, giảng viên khoa Nghiệp vụ Văn hóa và Du lịch.
Nhận xét về đề tài, hội đồng đã ghi nhận các kết quả của đề tài như sau:
- Mục tiêu:
Tác giả xác định mục tiêu nghiên cứu cụ thể, rõ ràng trong giới hạn phạm vi nghiên cứu.
- Nội dung: Gồm 3 chương
Chương mở đầu: Giới thiệu tổng quan nghiên cứu
Chương 1: Khái quát về sản phẩm OCOP
Chương 2: Thực trạng khai thác sản phẩm OCOP tỉnh Nghệ an phục vụ du lịch
Chương 3: Giải pháp khai thác sản phẩm OCOP tỉnh Nghệ an phục vụ du lịch
- Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu:
Các phương pháp nghiên cứu đa dạng, cách tiếp cận rõ ràng, cụ thể.
Tác giả nghiên cứu lý luận và thực tiễn về khai thác sản phẩm OCOP của một số địa phương đã thành công. Từ đó đi sâu nghiên cứu việc khai thác sản phẩm OCOP của tỉnh Nghệ an trong phục vụ du lịch.
Phương pháp nghiên cứu: kết hợp các phương pháp như thu thập dữ liệu, khảo sát thực địa, phân tích tổng hợp, phương pháp chuyên gia. Đề tài nghiên cứu trong phạm vi toàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021-2024
Đề tài mới, làm rõ kiến thức cơ bản về lý luận, thực trạng và đưa ra các giải pháp khai thác sản phẩm OCOP tỉnh Nghệ an phục vụ du lịch.
Đề tài là tài liệu tham khảo cho giảng viên và sinh viên chuyên ngành du lịch
Ứng dụng đề tài vào thực tiễn các địa phương có sản phẩm OCOP có thể phát triển, phục vụ du lịch
Đề tài cung cấp tri thức mới nhằm đưa ra các giải pháp khai thác sản phẩm OCOP tỉnh Nghệ An phục vụ du lịch.
Ý kiến và kiến nghị khác:
- Trang bìa: chữ UBND TỈNH NGHỆ AN (không in đậm). Nên tách chữ TỈNH qua dòng. Sửa lại tháng 9 thành tháng 11
- Danh mục từ viết tắt: giải nghĩa các từ tiếng anh không cần ghi thêm: nghĩa tiếng Anh, nghĩa tiếng Việt
- Phụ lục bảng biểu: có nên để các bảng phía sau không?
- Mục lục: mục 1.4 Kinh nghiệm (nên đồng nhất cách viết Kinh nghiệm của hay Kinh nghiệm tỉnh), trong phần mục lục chưa đồng nhất
- Đề tài là những sản phẩm đặc trưng vùng miền nên có thể bổ sung phần phụ lục một số hình ảnh về các sản phẩm OCOP phục vụ du lịch
Chương mở đầu:
- Sử dụng từ: “dư địa phát triển”, “phần thú vị” (mảnh ghép, là một phần quan trọng để nâng tầm các sản phẩm OCOP trong du lịch
- 1. Tính cấp thiết của đề tài: sửa lại tên đề tài cho trùng với tên ở ngoài trang bìa
Chương 1: Khái quát về sản phẩm OCOP
- Lỗi chính tả: thừa chữ: “của”
- 1.4. Kinh nghiệm khai thác sản phẩm OCOP phục vụ… (nên thay từ OCOP không?)
- Một số lỗi chính tả đã được đánh dấu trong bản in
- Mục 1.5 nên đổi thành 1.4.3. Kinh nghiệm trong khai thác sản phẩm….OCOP. Để người đọc hiểu được tác giả đang muốn rút ra một số kinh nghiệm thực tế từ các nước trên thế giới và một số tỉnh ở VN trong khai thác sản phẩm OCOP phục vụ du lịch (chứ ko phải đây là kinh nghiệm và định hướng sau khi đã làm)
Chương 2: Thực trạng…..
- Mục 2.1 bổ sung thêm chữ “ở Nghệ An”
- Mục 2.1.3. Bổ sung chữ :du lịch sinh thái
- Mục 2.2.3. Liệt kê các nguyên nhân. Thiếu nguyên nhân thứ 3, chèn chữ vào (đã ghi chú trong bản in)
Chương 3: Giải pháp…..
- Đẩy chữ chương 3 sang trang mới (trang 35)
Tài liệu tham khảo:
- Sắp xếp lại cho đúng quy định: tên tác giả tác phẩm, ấn phẩm, bài báo,…..; nhà xuất bản, nơi xuất bản; năm