Nghiệm thu ĐT: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá kết hợp tổ chức xây dựng hệ thống nhà nghỉ homestay của đồng bào dân tộc

Ngày 14/11/2024, Hội đồng khoa học nhà trường đã nghiệm thu đề tài khoa học “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá kết hợp tổ chức xây dựng hệ thống nhà nghỉ homestay của đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Kỳ Sơn – Nghệ An để phát triển du lịch” của Th.S Hoàng Văn Hiếu, giảng viên khoa Nghiệp vụ Văn hóa và Du lịch. Hội đồng đã đánh giá những ưu điểm và một số hạn chế của đề tài:

- Mục tiêu:

Tác giả xác định mục tiêu nghiên cứu cụ thể, rõ ràng trong giới hạn phạm vi nghiên cứu.

- Nội dung: Gồm 3 chương

Chương mở đầu: Giới thiệu tổng quan nghiên cứu

Chương 1: Di sản văn hoá trong phát triển du lịch

Chương 2: Khai thác bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá kết hợp với xây dựng hệ thống nhà nghỉ homestay phục vụ khách du lịch

Chương 3: Giải pháp quản lý khai thác bảo tồn giá trị văn hoá và xây dựng homestay tại huyện Kỳ Sơn

- Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu:

Các phương pháp nghiên cứu đa dạng, cách tiếp cận rõ ràng, cụ thể.

Đối tượng chính của đề tài là nghiên cứu mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá (trên cơ sở những nguồn lực thực tế hiện có của huyện Kỳ sơn) để từ đó phục vụ cho phát triển du lịch văn hoá của Nghệ An nói chung, địa phương nói riêng.

Phương pháp nghiên cứu: phương pháp tổng hợp, so sánh; điền dã khảo sát, nghiên cứu thực địa, hoạt động thực tế; phân tích thống kê, nghiên cứu hồ sơ, thu thập và xử lý tài liệu.

Đề tài mới, làm rõ kiến thức cơ bản về lý luận, thực trạng và đưa ra các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá kết hợp tổ chức xây dựng hệ thống nhà nghỉ homestay của đồng bào dân tộc thiểu số ở Kỳ Sơn – Nghệ An để phát triển du lịch

Đề tài là tài liệu tham khảo cho giảng viên và sinh viên chuyên ngành du lịch. Ứng dụng đề tài vào thực tiễn huyện Kỳ Sơn, Nghệ An

Đề tài cung cấp tri thức mới nhằm đưa ra các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá kết hợp tổ chức xây dựng hệ thống nhà nghỉ homestay của đồng bào dân tộc thiểu số ở Kỳ Sơn – Nghệ An để phát triển du lịch.

Ý kiến và kiến nghị khác: tác giả cần chỉnh sửa một số lỗi như sau:

- Trang bìa: chữ UBND TỈNH NGHỆ AN (không in đậm). Sửa lại tháng 10 thành tháng 11

- Danh mục từ viết tắt: nên viết các từ viết tắt Tiếng Anh rõ ra rồi mới dịch nghĩa

Chương mở đầu:

- Lỗi chính tả mục 1. Lý do: “đời sống của nhân dân địa phương”

- Phạm vi đề tài: nên bổ sung về mặt thời gian, nghiên cứu từ năm nào tới năm nào

- Mục 7. Kết cấu đề tài, chỉnh lại nội dung các chương cho giống với mục lục

Chương 1: Khái quát về sản phẩm OCOP

- Trang 10: Tổ chức UNWTO và WTTC chưa được liệt kê ở danh mục từ viết tắt

- Trang 13: UNESCO chưa được liệt kê trong danh mục từ viết tắt

Chương 2: Khai thác bảo tồn…..

- Bổ sung các số liệu mới hơn (trong đề tài là các số liệu cũ của các năm 2000, 2003, 2004,…

- Mục 2.3: có nên thay từ “Hiện trạng” bằng từ :”Thực trạng” không? (trang 33)

Chương 3: Giải pháp…..

- 3.1. Cơ sở đề xuất các giải pháp (thừa 1 chữ pháp)

 


Liên kết hữu ích

TUYỂN SINH TRỰC TUYẾN

THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ

THÔNG BÁO HỌC SINH, SINH VIÊN

VĂN BẢN

Điểm thi

Thiết kế website tại Vinh

công ty quảng cáo tại nghệ an