Ngày 13/11/2024, Hội đồng khoa học của Trường CĐ VHNT Nghệ An đã nghiệm thu giáo trình Ký họa bố cục hệ TC 3 năm (giai đoạn 2) của Th.S Nguyễn Ngọc Ban, giảng viên khoa Mỹ thuật.
Hội đồng đã đánh giá cao đóng góp của giáo trình, là tài liệu giảng dạy quan trọng cho cho mô đun chuyên ngành Hội họa.
Mục tiêu của giáo trình: phù hợp với chương trình đào tạo chuyên ngành; nội dung: phù hợp và đúng với yêu cầu chương trình đào tạo.
Giáo trình có hai nội dung chính: ký họa và bố cục
Ký họa là vẽ lại thật nhanh, thậm chí rất nhanh để giữ được cái thần của nhân vật hay đối tượng. Vì nếu thời gian đó đã trôi qua thì cái thần rất khó tìm. Vì vậy, các họa sĩ phải phác thảo để vẽ các nhân vật mẫu rồi bày ra bố cục. Đây được coi là một bước quan trọng trong quá trình hoàn thành công việc.
Kí hoạ là 1 bộ môn nghệ thuật giúp người vẽ tường thuật lại khung cảnh mình nhớ bằng nét vẽ hoặc ghi chép lại khung cảnh trước mắt bằng nét vẽ của chính mình và điều phối cảm xúc vào đó.
Kỹ thuật vẽ ký họa không yêu cầu người vẽ phải là họa sĩ giỏi. Nó tập trung vào việc sử dụng các biểu tượng đơn giản, hình dáng cơ bản, màu sắc và cách bố trí thông tin sao cho ghi chép trở nên dễ nhìn, sinh động và dễ hiểu. Người vẽ ký họa có thể sáng tạo theo cách riêng để truyền đạt ý nghĩa một cách trực quan và hấp dẫn.
Vẽ ký họa không chỉ giúp cải thiện khả năng ghi nhớ và hiểu thông tin, mà còn khuyến khích sự sáng tạo và thể hiện cá nhân. Bạn có thể sử dụng kỹ thuật này trong nhiều tình huống. Ngoài ra, đây còn là một loại hình mỹ thuật thư giãn khi bạn gặp stress
Vẽ ký họa có thể được áp dụng trong nhiều thể loại và tình huống khác nhau. Trong mỹ thuật, có nhiều thể loại ký họa cơ bản khác nhau, mỗi thể loại có đặc điểm riêng biệt và cách thể hiện khác nhau. Dưới đây là một số thể loại ký họa cơ bản trong mỹ thuật:
–Tranh cảnh: Thể loại này tập trung vào việc tái hiện các cảnh vật, phong cảnh, và không gian. Tranh cảnh thường thể hiện chi tiết tự nhiên như ngọn núi, dòng sông, biển cả, hoặc các khu đô thị.
–Tranh chân dung: Ký họa chân dung là việc vẽ hoặc sáng tác các hình ảnh của con người. Chân dung có thể là việc tạo ra những bức tranh hoặc bức vẽ tương tự để thể hiện vẻ ngoại hình và tính cách của người được vẽ.
–Tranh trừu tượng: Thể loại này tập trung vào việc sáng tạo bằng cách không tái hiện thực tế một cách chân thực. Tranh trừu tượng thường sử dụng màu sắc, hình dạng, và đường nét để thể hiện cảm xúc, ý nghĩa, hoặc ý tưởng của tác giả.
–Tranh bản vẽ: Loại tranh này tập trung vào việc sử dụng các đường nét và nét bút để tạo ra những hình ảnh chi tiết, thường không sử dụng màu sắc mạnh.
–Tranh thể hiện chuyển động: Thể loại này tập trung vào việc thể hiện chuyển động và động tác, thường sử dụng các kỹ thuật ký họa động học để tạo ra cảm giác về sự di chuyển.
–Tranh tranh luận và xã hội: Thể loại này thường tập trung vào việc thể hiện ý nghĩa xã hội, chính trị, hoặc một thông điệp cụ thể thông qua ký họa hình ảnh và biểu tượng.
Bố cục của một bức tranh là nghệ thuật kết hợp một cách thoả đáng nhất tất cả những đối tượng mà hoạ sĩ đã lựa chọn nhờ sự giúp sức của óc sáng tạo. Sự kết hợp này không bao giờ được tách rời nhau, vì đó là những tư tưởng cao siêu nhất, ý định tài tình nhất để tạo nên những bố cục có giá trị.
Cái đẹp của bố cục tranh trong các tác phẩm mĩ thuật phụ thuộc chủ yếu vào sự biến hoá, sự đối lập, sự tương phản và cách sắp xếp tất cả các bộ phận trên bình diện của bức tranh. Với tất cả cái đó, người hoạ sĩ phải sáng tạo nhằm giải quyết một cách thoả đáng những yếu tố trong bố cục, mỗi bộ phận theo vẻ đặc trưng của nó.
Người ta còn cho rằng bố cục là bộ phận thứ nhất của hội hoạ. Hội hoạ có thể chia làm hai phần là trí tưởng tượng sáng tạo và cách sắp xếp, bố trí. Sự sáng tạo tìm ra những vật, những đối tượng cho bức tranh, còn sự sắp xếp, bố trí tìm ra chỗ đứng cho chúng. Hai phần đó có nhiều liên hệ với nhau. Mối liên hệ đó tạo nên cái đẹp cho một tác phẩm mi thuật.
Từ ý nghĩa đó có thể coi bố cục là khâu quan trọng trong quá trình học vẽ để trở thành người biết vẽ, và có thể sáng tác tranh.
Tất cả các thể loại trong hội hoạ đều phải sử dụng và học phương pháp bố cục.
Bên cạnh việc giới thiệu một số kiến thức chung và các khái niệm ký họa, bố cục và một số yêu cầu về bố cục tranh; giới thiệu một số hình thức bố cục và phương pháp xây dựng bố cục tranh; phân tích, giới thiệu tranh vẽ của một số hoạ sĩ Việt Nam và thế giới; giới thiệu kĩ thuật sử dụng màu bột trong vẽ tranh hiện đại. Các nội dung này sẽ bổ trợ cho những kiến thức trong quá trình học tập và rèn luyện, giúp cho người học có sức sáng tạo mới trong nghệ thuật bố cục.
Phần ký họa và bố cục còn có một hệ thống các bài tập. Các bài tập này được tiến hành từ thấp đến cao, từ yêu cầu đơn giản đến kĩ năng toàn diện (kĩ thuật đồng bộ) để người học có thể phát triển và tự nghiên cứu vươn lên trong công việc sáng tác.