Chức năng, nhiệm vụ

 I. CHỨC NĂNG

Phòng Thanh tra - Khảo thí và Kiểm định chất lượng có chức năng tham mưu, giúp việc cho Ban giám hiệu trong công tác Thanh tra - Khảo thí, Đảm bảo chất lượng giáo dục; thực hiện các nghiệp vụ về kiểm định chất lượng đào tạo trong Nhà trường theo quy định chung của Bộ Giáo dục & Đào tạo và của Trường.

II.  NHIỆM VỤ

­  A. Công tác khảo thí:

1. Chỉ đạo các tổ bộ môn, các khoa thực hiện đúng quy chế của Bộ Giáo dục & Đào tạo, các quy định của nhà trường về công tác thi và kiểm tra đối với các loại hình đào tạo.

2. Phối hợp với Phòng Đào tạo ban hành và thực hiện các quy định cụ thể về kiểm tra học trình, thi kết thúc học phần, hết môn.

3. Phối hợp với Phòng Đào tạo thực hiện công tác tuyển sinh các hệ đào tạo, thi học phần, thi tốt nghiệp, xét lên lớp, xét tốt nghiệp theo quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4. Tổ chức cung cấp đề thi, giám sát công tác thi của các kỳ thi trong trường theo đúng quy chế hiện hành.

5. Tham mưu, tổ chức thực hiện đổi mới công tác thi, kiểm tra theo tiến trình chung của Trường.

6. Thực hiện công tác lưu trữ và bảo mật đề thi, bài thi của các kỳ thi.

7. Chủ trì tổ chức xây dựng, quản lý ngân hàng đề thi tất cả các môn học trường có đào tạo.

8. Thực hiện tổng hợp và báo cáo định kỳ về công tác thi, kết quả các kỳ thi, đánh giá chất lượng đào tạo cho Ban giám hiệu.

9. Tham gia công tác tuyển sinh của Trường.

10. Thực hiện chế độ báo cáo về công tác khảo thí theo quy định của cấp trên.

B. Công tác kiểm định chất lượng:

1. Giúp Ban Giám hiệu triển khai thực hiện đường lối, chính sách, các văn bản pháp quy về công tác kiểm định, đảm bảo chất lượng của Bộ Giáo dục & Đào tạo.

2. Tham mưu, giúp Ban giám hiệu thực hiện các nội dung về kiểm định chất lượng giáo dục trong bộ tiêu chí đánh giá chất lượng do Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành, xây dựng và thực hiện tự đánh giá về công tác đảm bảo chất lượng theo lộ trình của Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Nghệ An và Bộ Giáo dục & Đào tạo.

3. Phối hợp với phòng Đào tạo và các khoa tổ chức triển khai đánh giá chất lượng giờ giảng của giảng viên, chất lượng học tập của học sinh, sinh viên theo quy định.

4. Kiểm tra việc thực hiện về công khai kết quả chất lượng đào tạo của cá  nhân, tập thể trong trường theo từng năm học.

5.  Đánh giá rút kinh nghiệm về công tác kiểm định chất lượng định kỳ theo quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo.

6. Tiếp nhận và xử lý các loại văn bản, hồ sơ liên quan đến công tác kiểm định chất lượng đào tạo.

7. Triển khai ứng dụng các tiến bộ khoa học- công nghệ vào công tác kiểm định chất lượng giáo dục.

C. Công tác thanh tra

1. Thanh tra việc thực hiện chính sách và pháp luật về giáo dục và đào tạo

2. Thanh tra thực hiện mục tiêu, kế hoạch, chương trình nội dung, phương pháp giáo dục, qui chế đào tạo, qui chế thi cử, cấp văn bằng, chứng chỉ việc thực hiện các qui định về giáo trình bài giảng ở mọi loại hình, cấp học và trình độ đào tạo trong phạm vi toàn trường.

3. Thanh tra việc thực hiện các qui định của Nhà nước về quản lý tài chính, tài sản, khoa học công nghệ, công tác tổ chức cán bộ và điều kiện cần thiết đảm bảo chất lượng giáo dục của trường.

4. Thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết các khiếu nại tố cáo trong lĩnh vực giáo dục đào tạo của trường theo qui định của pháp luật về khiếu nại tố cáo.

5. Thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục đào tạo theo qui định của pháp luật về chống tham nhũng.

6. Kiến nghị các biện pháp bảo đảm thi hành các qui định của Trường CĐVHNT NA, các văn bản pháp qui của Bộ GD&ĐT, Pháp luật của Nhà nước về giáo dục và đào tạo. Đề nghị sửa đổi, bổ sung các qui định pháp luật về giáo dục, đào tạo nhằm khắc phục những hạn chế không phù hợp với thực tế, phát huy các yếu tố tích cực.

7. Báo cáo tổng kết kinh nghiệm thực tiễn về công tác thanh tra; kiến nghị các biện pháp đảm bảo thi hành pháp luật về giáo dục.

8. Giám sát việc thực hiện quy chế hoạt động dạy học của giảng viên và sinh viên.

9. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật do Ban Giám hiệu giao.

D. Công tác pháp chế:

1. Chủ trì, phối hợp với các bộ phận liên quan tư vấn, giúp Hiệu trưởng về những vấn đề pháp lý của đơn vị; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà trường, đơn vị; của cán bộ, giảng viên, nhân viên, người học.

          2. Giúp Hiệu trưởng chuẩn bị ý kiến góp ý cho dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan, đơn vị gửi lấy ý kiến; kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền trong việc sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

          3. Tham gia ý kiến về mặt pháp lý đối với văn bản do các đơn vị cơ sở giáo dục soạn thảo trước khi trình Hiệu trưởng ký ban hành.

           4. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; nội quy, quy chế của các cơ quan liên quan và của cơ sở giáo dục đại học cho cán bộ, viên chức, nhân viên, giảng viên và người học.

5. Phối hợp với các bộ phận chức năng có liên quan kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức pháp luật trong phạm vi đơn vị.

6. Chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan giúp Hiệu trưởng theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước; văn bản quản lý, chỉ đạo, điều hành của nhà trường và của đơn vị.

Kiến nghị các biện pháp phòng ngừa, khắc phục hậu quả và xử lý các vi phạm pháp luật, nội quy, quy chế trong hoạt động của nhà trường và đơn vị.

          7. Thực hiện chế độ báo cáo tình hình thực hiện công tác pháp chế với cơ quan quản lý giáo dục và thủ trưởng đơn vị theo quy định.

8. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng giao.

E. Các nhiệm vụ khác

1. Tham gia giảng dạy các học phần chuyên môn theo yêu cầu của nhà trường.

2. Thực hiện có hiệu quả việc nghiên cứu khoa học.

3. Tham gia các hoạt động chính trị - xã hội theo yêu cầu của nhà trường.

4. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng giao.

/Images/userfiles/files/Quy%e1%ba%bft%20%c4%91%e1%bb%8bnhb%e1%bb%95%20sung%20nhiemj%20v%e1%bb%a5%20m%e1%bb%9bi.doc

Bài viết mới

Tin tức nổi bật